Các ‘chiến binh’ IT học với mô hình Open Lab & Lĩnh vực Khoa học Máy tính

TPO - Open Lab là mô hình được Đại học (ĐH) Duy Tân áp dụng với hiệu quả cao trong đào tạo các ngành An toàn Thông tin và Kỹ thuật Mạng tại trường. Không phụ sự kỳ vọng ban đầu, dù còn khá mới mẻ nhưng mô hình Open Lab đã phát huy tác dụng, triệt để hỗ trợ sinh viên trong học tập và giúp giành những giải thưởng danh giá ở các “đấu trường” quốc gia và quốc tế. 

Mô hình Open Lab cho Kỹ thuật Mạng và An toàn Thông tin của ĐH Duy Tân được đầu tư với kinh phí lên đến hàng tỷ đồng với 2 phòng thực hành chuyên đề bao gồm:

Phòng Thực hành An ninh Mạng, và

Phòng Thực hành Kỹ thuật Mạng
với đầy đủ các thiết bị mạng chuyên dụng như: các server công suất lớn, router, firewall, IDS/IPS, Load Balancing device (với nhiều chủng loại đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau: Cissco, Fortinet, Drytech,…). Ngoài ra, còn có các hệ thống giả lập được xây dựng như: “Thao trường Mạng DTU”, “Đám mây riêng” DTU, Mô phỏng Trung tâm Điều hành Mạng DTU,…

Tuy nhiên, thế mạnh không chỉ nằm ở trang thiết bị hiện đại mà phải ghi nhận rõ là ở đội ngũ chuyên viên bảo mật và các chuyên gia tại trường cũng như đến từ nhiều doanh nghiệp như: VNCERT, VNPT-IT, BKAV, Viettel,… Nguồn nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp có sự kết nối mật thiết với ĐH Duy Tân, góp sức không nhỏ trong việc cung cấp cho mô hình Open Lab cho An toàn Thông tin của DTU những tình huống và xử lý tình huống “độc nhất vô nhị”, từ những nguy cơ an ninh được phát hiện hay từ các cảnh báo trực tiếp nhất, giúp sinh viên có thể thấu hiểu và xử lý kịp thời các lỗ hổng bảo mật, những rủi ro bảo mật, hay đơn giản là vận hành liên tục những mô hình mạng có yêu cầu bảo mật cao, đặc biệt là bảo mật Web hay bảo mật trong phát triển ứng dụng hoạt động trên không gian mạng.

Điển hình như:

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-37968 trong “Azure Arc-enabled Kubernetes cluster Connect” cho phép đối tượng tấn công trực tiếp;

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-40684 có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sản phẩm FortiOS và FortiProxy đã được Fortinet công bố ngày 7/10 và được Cục An toàn Thông tin cảnh bảo,

- …

Có thể nói mô hình Open Lab cho Kỹ thuật Mạng/An toàn Thông tin tại DTU giúp sinh viên phát triển các kỹ năng Pentest Web, Pentest thiết bị IoT, DevSecOps,… để có thể ứng phó nhanh trước những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn, dù là lần đầu tiên bắt gặp.

Sinh viên IT Duy Tân học tập với Open Lab đã phát huy tối đa năng lực của bản thân, cụ thể thể hiện ở những giải thưởng mà các bạn mang về trong các cuộc thi trong nước và quốc tế trong những năm gần đây:

- Giải Nhì tại Cuộc thi “Sinh viên với An toàn Thông tin ASEAN 2022”,

- Giải Nhì tại ARAB Security Cyber Wargames ở Ai Cập năm 2022,

- Giải Ba tại Cuộc thi “Đấu trường An toàn Thông tin” - Security Bootcamp 2022,

- Giải Ba tại Cuộc thi Insomnihack CTF Finals ở Thụy Sĩ 2022,

- …

Đặc biệt, nhóm An toàn Thông tin ISITDTU (hacker "mũ trắng") của trường luôn được xếp ở vị trí đứng đầu tại Việt Nam (trong các năm gần đây) và thứ 58 và 38 trên toàn thế giới trên Bảng Xếp hạng CTF Time lần lượt trong các năm 2021 và 2022.

Năm 2023, Tổ chức Times Higher Education đã đưa ra xếp hạng theo lĩnh vực chuyên môn của các đại học trên toàn thế giới: Theo đó, lĩnh vực Khoa học Máy tính của ĐH Duy Tân xếp ở vị trí 251-300 thế giới. Đây là minh chứng cho nỗ lực của ĐH Duy Tân sau nhiều năm đào tạo khối ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính đã nhận được ghi nhận chính thức của giới chuyên môn và xã hội. Tương tự, lĩnh vực Khoa học Máy tính & Hệ thống Thông tin của ĐH Duy Tân được QS Ranking xếp hạng ở vị trí 301-350 thế giới hay trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, ĐH Duy Tân được xếp ở vị trí 151-200 bởi Shanghai Ranking 2022.

Hiện tại, có nhiều ngành học IT được đào tạo tại trường như:

- KỸ THUẬT PHẦN MỀM với các chuyên ngành:

• Công nghệ Phần mềm,

• Công nghệ Phần mềm Tiên tiến & Chất lượng Cao chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET 2021),

• Thiết kế Games và Multimedia,

• Big Data & Machine Learning (HP) Chương trình Tài năng,

• Trí tuệ Nhân tạo (HP) Chương trình Tài năng.

- AN TOÀN THÔNG TIN có các chuyên ngành:

• Kỹ thuật Mạng (đạt kiểm định ABET 2019),

• An ninh Mạng Tiên tiến & Chất lượng Cao chuẩn CMU.

- HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Tiên tiến & Chất lượng Cao chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET 2019),

- KHOA HỌC MÁY TÍNH,

- KHOA HỌC DỮ LIỆU,

- MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG DỮ LIỆU.

Chương trình đào tạo Công nghệ Thông tinKhoa học Máy tính của ĐH Duy Tân được đảm bảo về mặt chất lượng khi trường trực tiếp “nhập khẩu” nội dung và huấn luyện từ ĐH Carnegie Mellon - 1 trong 4 trường mạnh nhất về Công nghệ Thông tin của Mỹ từ hơn 15 năm nay. Xuyên suốt chương trình học, sinh viên IT DTU còn được học theo Phương pháp CDIO (Conceive/Hình thành Ý tưởng - Design/Thiết kế - Implement/Triển khai - Operate/Vận hành) đối với khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật.

Đặc biệt, có 3 ngành học thuộc khối này của ĐH Duy Tân đã đạt kiểm định ABET - Tiêu chuẩn “vàng” về đào tạo Khoa học-Kỹ thuật của Mỹ gồm:

• Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm: năm 2021,

• Kỹ thuật Mạng: năm 2019, và

• Hệ thống Thông tin Quản lý: năm 2019.

Các chương trình này đều đạt mức kiểm định cao nhất của ABET là 6 năm. Nhiều học phần trong chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh do chính các giảng viên đến từ các đại học Mỹ hoặc các giảng viên nước ngoài tại Trường Đào tạo Quốc tế (IS), ĐH Duy Tân trực tiếp giảng dạy.

Năng lực của sinh viên khối ngành IT của ĐH Duy Tân đã được xã hội kiểm chứng và doanh nghiệp luôn ưu ái lựa tuyển dụng cho những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Trong Ngày hội Việc làm tổ chức hàng năm, rất nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Sản xuất Phần mềm đã đến trường tiếp cận những ứng viên sáng giá nhất với kỳ vọng tuyển dụng được những nhân tài IT từ DTU.

Từ đây, qua các năm rất nhiều sinh viên Duy Tân đã có những vị trí việc làm tốt tại các doanh nghiệp như:

- Nguyễn Thanh Khánh (K22 TMT) - Trưởng nhóm giám sát An toàn Thông tin tại VNCERT - Bộ Thông tin &Truyền thông,

- Nguyễn Oanh Thương (K19 TMT) - Chuyên viên Kiểm thử Xâm nhập ảo An toàn Thông tin - VNPT-IT,

- Phạm Thị Lệ Trình (K14 HTTT) - Project Manager của Cty Enclave,

- Nguyễn Hà Trí Đức (K21 TMT) - Phòng An toàn Thông tin, Viễn Thông Kon Tum,

- Thái Trường Duy (K21 TMT) - Tiểu ban An toàn Thông tin thuộc Sở Thông tin &Truyền thông Tp. Đà Nẵng,

- Nguyễn Đình Anh Tú (K21 TMT) - Kỹ sư DevSecOps tại FPT Tp. Hồ Chí Minh,

- Đỗ Bảo Linh (K14) - BA leader tại Cty Nals Solution,

- Hà Ngọc Chung (K16) - Founder & CEO at DOKE,

- …

Giờ đây, cụm từ “đào tạo theo đơn đặt hàng” không còn là lạ lẫm với ĐH Duy Tân khi rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp thường đến trường “đặt hàng” nguồn nhân lực đầu ra (thậm chí ngay từ năm thứ 3) như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn FPT, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Không gian Mạng Việt Nam, Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông,… Đây là cơ hội mang tính an toàn cao để sinh viên các ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính của ĐH Duy Tân có thể có việc làm ngay cả khi chưa tốt nghiệp và khởi đầu sự nghiệp với những điều kiện thuận lợi nhất.