Nhưng có nhiều điều ẩn sau cái tên con tàu sân bay Trung Quốc, hơn là chỉ tỉnh lỵ nơi nó trú đóng. Cả hai cái tên Sơn Đông và Liêu Ninh, theo thông tin nội bộ và các nhà quan sát quân sự, đều là thông điệp nhằm nhắc nhở hải quân Trung Quốc ghi nhớ những nhục nhã trong quá khứ.
SCMP dẫn lời chuyên gia nói những cái tên này, và thời điểm công bố, phản ánh nỗ lực của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc trong việc củng cố lòng ái quốc và “giáo dục chính trị” trong giới quân sự và rộng ra là cả người dân.
Câu chuyện bắt đầu từ một con tàu Nhật Bản được chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng trong Thế chiến 2, theo tờ Nhật báo Giải phóng quân.
Con tàu này trở thành tàu chiến đầu tiên của hai quân Trung Quốc vào năm 1955, được đổi tên thành Nam Xương, bởi từ thủ phủ tỉnh Giang Tây này, đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên phát động khởi nghĩa vũ trang vào năm 1927. Và tiền lệ đã được thiết lập.
Hơn 60 năm sau, Bắc Kinh chọn thời điêm tổ chức lễ biên chế tàu sân bay Trung Quốc tự đóng đầu tiên vào ngày 17/12, cũng là ngày ra đời hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh.
Việc lựa chọn thời điểm này được giải thích trong một bài bình luận của Hạ Khoa Đảo, một tài khoản mạng xã hội của Nhân dân nhật báo. “Hạm đội Bắc Dương được thành lập và ngày 17/12/1888 ở đảo Lưu Công, vịnh Uy Hải (tỉnh Sơn Đông). Nhưng người Trung Quốc không ai được quên những gì xảy ra sau đó”, bài bình luận viết.
Hạm đội Bắc Dương đã bị hải quân Nhật xóa sổ trong cuộc chiến Trung-Nhật năm 1894-1895. Cái tên Sơn Đông và ngày biên chế con tàu sân bay Trung Quốc tự đóng đầu tiên ẩn chứa về một thất bại nhục nhã của hải quân Trung Quốc trước hải quân Nhật Bản.
Sơn Đông, tàu sân bay Trung Quốc tự đóng đầu tiên sẽ cùng tàu Liêu Ninh neo đậu ở Thanh Đảo, thuộc bờ biển phía đông của tỉnh Sơn Đông và đây là cảng nhà của cả hai tàu.
Một nguồn tin quân sự nội bộ nói rằng chính quyền địa phương đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ đóng tàu Sơn Đông trong 6 năm qua. “Căn cứ nhà của tàu sân bay Trung Quốc tự đóng đầu tiên là ở Thanh Đảo, và một số kỹ thuật viên, thủy thủ làm việc tàu là người gốc Sơn Đông”, nguồn tin nói. “Chính quyền Sơn Đông chịu trách nhiệm chăm lo cho số nhân viên và thủy thủ này khi về hưu, và rồi con tàu sẽ trở thành tài sản của tỉnh khi nó bị loại biên”, nguồn tin nói.