Sông trong môi trường đồng tính
Trong cuốn tiểu sử mang tên danh họa của tác giả người Mỹ Walter Isaacson, tác giả khám phá ra rằng, Leonardo bị hấp dẫn bởi nam giới, cả về mặt tình cảm lẫn tình dục. Nhưng không giống danh họa Michalango, dường như ông không hề day dứt về chuyện đó. Ông không cố che giấu cũng như chẳng có ý định công khai thiên hướng tình dục của mình.
Tình dục đồng giới không phải là chuyện lạ trong cộng đồng các nghệ sĩ ở vùng Florence thời bấy giờ. Trong số nghệ sĩ vùng này thời đó, những người đồng tính ngoài Michelango còn có Donatello, Botticelli, Cellini... “Trào lưu” này ở Florence nổi tiếng đến mức trong tiếng Đức, từ “người Florence” đã trở thành từ lóng để chỉ “người đồng tính nam”.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 400 đàn ông ở Florence bị kết tội quan hệ tình dục đồng giới và khoảng 60 người trong số đó bị kết án và phải chịu các hình phạt như bỏ tù, đày ải, thậm chí là tử hình.
Theo tác giả Isaacson, đồng tính luyến ái thời ấy được ca ngợi trong cả thơ ca truyền thống lẫn những bài hát dân gian tục tĩu.
Nghiên cứu cuộc sống của Leonardo, người ta thấy danh họa chưa bao giờ được nhắc đến trong bất cứ mối quan hệ nào với phụ nữ. Thi thoảng, ông còn ghi lại nỗi ghê sợ của mình trước ý tưởng về quan hệ tình dục khác giới.
Nghiên cứu di cảo của danh họa cũng cho thấy trong các bức phác thảo, ông thể hiện niềm phấn kích trước cơ thể đàn ông hơn cơ thể phụ nữ rất nhiều. Các bức vẽ nam giới khỏa thân của ông thường mang vẻ đẹp dịu dàng, rất nhiều trong số đó thể hiện toàn thân người mẫu.
Mặc dù vậy, khác với Michenlango, Leonardo lại là bậc thầy về vẽ phụ nữ. Từ các bức “Ginevra de’ Benci” đến “Mona Lisa” đều thể hiện chân dung phụ nữ rất xuất sắc. Và theo thống kê, chỉ trừ tác phẩm gần đây đã mất tích là “Nàng Leda và con thiên nga”, hầu hết phụ nữ trong tranh của ông đều mặc quần áo.
Bìa cuốn tiểu sử về Leonardo da Vinci
Trong cuốn tiểu sử mang tên danh họa của tác giả người Mỹ Walter Isaacson, tác giả khám phá ra rằng, Leonardo bị hấp dẫn bởi nam giới, cả về mặt tình cảm lẫn tình dục. Nhưng không giống danh họa Michalango, dường như ông không hề day dứt về chuyện đó. Ông không cố che giấu cũng như chẳng có ý định công khai thiên hướng tình dục của mình.
Tình dục đồng giới không phải là chuyện lạ trong cộng đồng các nghệ sĩ ở vùng Florence thời bấy giờ. Trong số nghệ sĩ vùng này thời đó, những người đồng tính ngoài Michelango còn có Donatello, Botticelli, Cellini... “Trào lưu” này ở Florence nổi tiếng đến mức trong tiếng Đức, từ “người Florence” đã trở thành từ lóng để chỉ “người đồng tính nam”.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 400 đàn ông ở Florence bị kết tội quan hệ tình dục đồng giới và khoảng 60 người trong số đó bị kết án và phải chịu các hình phạt như bỏ tù, đày ải, thậm chí là tử hình.
Theo tác giả Isaacson, đồng tính luyến ái thời ấy được ca ngợi trong cả thơ ca truyền thống lẫn những bài hát dân gian tục tĩu.
Nghiên cứu cuộc sống của Leonardo, người ta thấy danh họa chưa bao giờ được nhắc đến trong bất cứ mối quan hệ nào với phụ nữ. Thi thoảng, ông còn ghi lại nỗi ghê sợ của mình trước ý tưởng về quan hệ tình dục khác giới.
Nghiên cứu di cảo của danh họa cũng cho thấy trong các bức phác thảo, ông thể hiện niềm phấn kích trước cơ thể đàn ông hơn cơ thể phụ nữ rất nhiều. Các bức vẽ nam giới khỏa thân của ông thường mang vẻ đẹp dịu dàng, rất nhiều trong số đó thể hiện toàn thân người mẫu.
Mặc dù vậy, khác với Michenlango, Leonardo lại là bậc thầy về vẽ phụ nữ. Từ các bức “Ginevra de’ Benci” đến “Mona Lisa” đều thể hiện chân dung phụ nữ rất xuất sắc. Và theo thống kê, chỉ trừ tác phẩm gần đây đã mất tích là “Nàng Leda và con thiên nga”, hầu hết phụ nữ trong tranh của ông đều mặc quần áo.
Vụ cáo buộc và những người tình
Theo Isaacson, tháng 4/1476, một tuần trước sinh nhật lần thứ 24, Leonardo bị tố cáo cùng ba thanh niên khác có quan hệ tình dục với một người bán dâm là nam giới tên là Saltarelli. Tuy nhiên, một trong số bốn thanh niên này là con của một gia đình tiếng tăm nên vụ tố cáo đã bị đình chỉ điều tra “với điều kiện không còn có lời tố cáo nào được gửi tới nữa”.
Và sau này, trong xưởng vẽ và tư gia của Leonardo sẽ xuất hiện rất nhiều chàng trai xinh đẹp. Hai năm sau sự cố với Saltarelli, danh họa có một bức vẽ nguệch ngoạc trên sổ tay vẽ hình xoay nghiêng của một người đàn ông lớn tuổi bên cạnh một cậu bé xinh đẹp cùng một câu văn bỏ lửng: “Fioravante di Domenico đến từ Florence là người bạn mà tôi yêu mến nhất, mặc dù cậu ấy là...” để lại ấn tượng rằng ông đã tìm thấy một người bạn trai khiến ông thỏa mãn về cảm xúc.
Cuốn tiểu sử của Isaacson cho biết, một trong những bạn trai đầu tiên của Leonardo là một nhạc sỹ trẻ ở Florence tên là Atalante Migliorotti, cũng là người được ông dạy chơi đàn Lia. Năm 1480 khi Atalante mới 13 tuổi, Leonardo đã vẽ một bức phác thảo cậu bé khỏa thân đang chơi đàn Lia.
Leonardo có mối quan hệ bí ẩn nhưng lâu dài và nghiêm túc nhất với một học trò nhỏ của mình. Đó là một cậu bé tinh quái được ông đặt tên là Salai. Ông viết trong sổ tay vào ngày 22/7/1490: “Giacomo đến sống với tôi”. Theo Isaacson, đây là cách hành văn mơ hồ hiếm thấy của họa sĩ thiên tài này trái ngược hoàn toàn với cách nói đơn giản hơn là chàng trai trẻ đã trở thành học trò hay trợ lý của ông. Khi đó danh họa đã 38 tuổi, còn Gian Giacomo Caprotti lên 10.
Cái tên Salai mà Leonardo đặt cho Giacomo có nghĩa là “con quỷ nhỏ”. Nhà viết tiểu sử Vasari đã miêu tả rằng cậu là một thiếu niên “xinh đẹp và duyên dáng với mái tóc xoăn tuyệt vời mà Leonardo vô cùng yêu thích”.
Và dù rất hiếm khi tiết lộ về cá nhân mình trong các cuốn sổ tay, Leonardo lại nhắc tới Salai cả chục lần, thường là với giọng điệu cáu giận, trong đó nhiều lần ông bực tức với thói ăn cắp của cậu ta, hoàn toàn trái ngược với sự vui thích và tình yêu mà ông dành cho cậu bé.
Isaacson cũng trích dẫn nhà văn Lomazzo, người quen biết một số học trò của Leonardo, trong cuốn truyện không được xuất bản viết năm 1560 mang tên “Cuốn sách về những giấc mơ”, viết thẳng thừng rằng danh họa có quan hệ tình dục với cậu học trò nhỏ. Salai sống với Leonardo rất lâu, được ông mua tặng thường xuyên và sở hữu khá nhiều tác phẩm của ông. Sau khi danh họa qua đời, Salai được thừa kế một nửa vườn nho.
Theo Isaacson, tháng 4/1476, một tuần trước sinh nhật lần thứ 24, Leonardo bị tố cáo cùng ba thanh niên khác có quan hệ tình dục với một người bán dâm là nam giới tên là Saltarelli. Tuy nhiên, một trong số bốn thanh niên này là con của một gia đình tiếng tăm nên vụ tố cáo đã bị đình chỉ điều tra “với điều kiện không còn có lời tố cáo nào được gửi tới nữa”.
Và sau này, trong xưởng vẽ và tư gia của Leonardo sẽ xuất hiện rất nhiều chàng trai xinh đẹp. Hai năm sau sự cố với Saltarelli, danh họa có một bức vẽ nguệch ngoạc trên sổ tay vẽ hình xoay nghiêng của một người đàn ông lớn tuổi bên cạnh một cậu bé xinh đẹp cùng một câu văn bỏ lửng: “Fioravante di Domenico đến từ Florence là người bạn mà tôi yêu mến nhất, mặc dù cậu ấy là...” để lại ấn tượng rằng ông đã tìm thấy một người bạn trai khiến ông thỏa mãn về cảm xúc.
Cuốn tiểu sử của Isaacson cho biết, một trong những bạn trai đầu tiên của Leonardo là một nhạc sỹ trẻ ở Florence tên là Atalante Migliorotti, cũng là người được ông dạy chơi đàn Lia. Năm 1480 khi Atalante mới 13 tuổi, Leonardo đã vẽ một bức phác thảo cậu bé khỏa thân đang chơi đàn Lia.
Leonardo có mối quan hệ bí ẩn nhưng lâu dài và nghiêm túc nhất với một học trò nhỏ của mình. Đó là một cậu bé tinh quái được ông đặt tên là Salai. Ông viết trong sổ tay vào ngày 22/7/1490: “Giacomo đến sống với tôi”. Theo Isaacson, đây là cách hành văn mơ hồ hiếm thấy của họa sĩ thiên tài này trái ngược hoàn toàn với cách nói đơn giản hơn là chàng trai trẻ đã trở thành học trò hay trợ lý của ông. Khi đó danh họa đã 38 tuổi, còn Gian Giacomo Caprotti lên 10.
Cái tên Salai mà Leonardo đặt cho Giacomo có nghĩa là “con quỷ nhỏ”. Nhà viết tiểu sử Vasari đã miêu tả rằng cậu là một thiếu niên “xinh đẹp và duyên dáng với mái tóc xoăn tuyệt vời mà Leonardo vô cùng yêu thích”.
Và dù rất hiếm khi tiết lộ về cá nhân mình trong các cuốn sổ tay, Leonardo lại nhắc tới Salai cả chục lần, thường là với giọng điệu cáu giận, trong đó nhiều lần ông bực tức với thói ăn cắp của cậu ta, hoàn toàn trái ngược với sự vui thích và tình yêu mà ông dành cho cậu bé.
Isaacson cũng trích dẫn nhà văn Lomazzo, người quen biết một số học trò của Leonardo, trong cuốn truyện không được xuất bản viết năm 1560 mang tên “Cuốn sách về những giấc mơ”, viết thẳng thừng rằng danh họa có quan hệ tình dục với cậu học trò nhỏ. Salai sống với Leonardo rất lâu, được ông mua tặng thường xuyên và sở hữu khá nhiều tác phẩm của ông. Sau khi danh họa qua đời, Salai được thừa kế một nửa vườn nho.
“Đó là người đàn ông có vẻ ngoài nổi bật cùng tác phong duyên dáng. Chàng vô cùng đẹp trai, sự xuất hiện của chàng sẽ làm khuây khỏa cả những linh hồn đau khổ nhất”.
Nhà viết tiểu sử thế kỷ 16 Vasari mô tả Leonardo da Vinci.
Trong khi đó nhà cầm quyền Bologna từng viết thư cho Loeno de’ Medici kể về một thanh niên đã từng làm việc cho Leonardo đã dám lấy tên danh họa đặt vào tên đầy đủ của anh ta là Paolo de Leonardo de Vinci da Firenze. Tuy nhiên anh chàng Paulo này từng bị đuổi khỏi Florenze do “đời sống đồi bại của anh ta tại đây”.
Walter Isaacson đã bỏ ra ba năm nghiên cứu trên 7.200 trang ghi chép và phác thảo của Leonardo để viết nên cuốn tiểu sử đồ sộ. Độ dày bản dịch lên tới 730 trang tiếng Việt.