Năm ngoái, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết hệ thống làm sạch nước đã không thể loại bỏ các phóng xạ nguy hiểm. Điều đó có nghĩa, hầu hết nước tại Fukushima sẽ phải trải qua một đợt thanh lọc mới, trước khi được xả ra đại dương theo kế hoạch. Reuters ghi nhận, việc xử lý lại nguồn nước sẽ mất gần 2 năm, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất điện, bởi quá trình phá dỡ nhà máy điện nguyên tử sẽ kéo dài trong khoảng 40 năm.
Cho đến nay, chưa rõ chi phí tiêu tốn cho việc phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushimi sẽ lên đến bao nhiêu. Thế nhưng, số tiền này được cho là không nhỏ. Chính phủ Nhật Bản ước tính vào năm 2016, tổng chi phí phá hủy nhà máy điện hạt nhân và khử phóng xạ, cũng như bồi thường cho các nạn nhân rơi vào khoảng 21,5 nghìn tỷ yên (192,5 tỷ USD), tăng 20% so với ngân sách quốc gia.
Hiện tại, TEPCO đang nỗ lực chạy đua với thời gian để xử lý triệt để vùng nước bị nhiễm phóng xạ. Các chuyên gia nhận định, nếu có thêm một trận động đất mạnh nữa, tất cả lượng nước bị nhiễm phóng xạ, hiện đang chứa trong các bồn chứa sẽ trôi xuống biển. Ngư dân tại vùng Fukushima hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc lấy lại uy tín kinh doanh thủy, hải sản. Họ kỳ vọng Cơ quan Quản lý Hạt nhân (NRA) sẽ sớm công bố chất lượng nước ở Fukushima không bị nhiễm phóng xạ, vốn sẽ quyết định rõ rệt đến kế sinh nhai của họ.
Theo Theo CNN