10 thực phẩm phổ biến nhưng tồi tệ nhất cho hệ tim mạch

Khoai tây chiên, xúc xích, bánh pizza là những món phổ biến nhưng ít người biết nó tiềm ẩn những tác hại đối với hệ tim mạch của cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet

Khoai tây chiên

Thực tế rằng không phải bất cứ đồ chiên nào cũng tốt cho một trái tim khỏe mạnh. Đó là bởi vì những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa (thường được tìm thấy trong dầu mỡ chiên lại nhiều lần). Hai thứ này chỉ nên xuất hiện một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống thường ngày của bạn.

Chuyên gia dinh dưỡng Etherton giải thích rằng: Cơ thể của chúng ta luôn thèm khát muối và chất béo, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn thay thế những thứ này bằng đồ ăn nhẹ từ thực vật sẽ rất ngon và đặc biệt  tốt cho sức khỏe của bạn.

Xúc xích

Loại thịt chế biến này đã trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi giữa các chuyên gia tim mạch. Những loại thực phẩm chế biến hiện nay trong đó bao gồm thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ bị suy tim. Tuy nhiên, theo Etherton thịt xông khói chưa phải là thực phẩm tồi tệ nhất. Xúc xích thực chất là thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao hơn cả thịt xông khói nên tất yếu nó có hại rất nhiều cho hệ tim mạch của bạn.

Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ có số lượng cholesterol và chất béo bão hòa đáng kể. Etherton tư vấn cho bệnh nhân của mình cần hạn chế các loại thịt nạc đỏ đến dưới 10% thức ăn trung bình mà họ tiêu thụ để đảm bảo an toàn. Có nhiều người nói rằng thịt lợn không phải là màu đỏ do đó sẽ không sao. Tuy nhiên, theo Ether ton, trong thịt lợn cũng có nhiều chất béo bão hòa, do vậy bạn cần hạn chế nó cũng tương tự như bất kỳ loại thịt đỏ nào.

Khoai tây và ngô lát mỏng

Nhiều chuyên gia sức khỏe đều không thích những loại này. Trong những miếng khoai tây lát mỏng có chứa rất nhiều cacbonhydrate,  đôi khi có cả chất béo chuyển hóa và tồi tệ nhất là trong đó có chứa nhiều muối. Etherton khuyến cáo các bạn khi sử dụng đồ ăn vặt này nên chú ý đọc kỹ nhãn mác và lựa chọn những loại thực phẩm ít gây hại nhất.

Nước uống có ga

Nước ngọt thực sự rất xấu cho sức khỏe của bạn. Có khoảng 50 – 60g đường trong một chai nước ngọt có gas, và đó là đường hóa học. Bạn nên thay thế loại nước ngọt thường dùng bằng nước lọc, trà hay mật ong.

Các loại dầu nhiệt đới

Bạn đã biết cách làm thể nào để đọc được thành phần đường và hàm lượng chất béo ghi trên nhãn mác, nhưng có một điều bạn thực sự cần đó là phải tìm cho ra các loại dầu được sử dụng trong thành phần của sản phẩm.

Trong khi dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương thực sự tốt cho sức khỏe thì một số loại dầu nhiệt đới như dầu dừa, dầu hạt cọ, dầu cọ lại hoàn toàn ngược lại. Hiện những loại dầu nhiệt đới này vẫn hiện diện trong một số món ăn nhẹ, bánh ngọt, bánh cookie…

Đồ ăn Trung Quốc

Etherton cảnh báo rằng, đồ ăn Trung Quốc thực sự có hại cho sức khỏe của bạn. Chúng có chứa quá nhiều natri và chất béo, đặc biệt là những món chiên. Một ví dụ điển hình là mức độ muối trong hầu hết thực phẩm Trung Quốc đều đủ để khiến cho Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ phải lưu tâm.

Bánh pizza

Đây thực sự là một món ăn tồi tệ cho tim mạch của bạn. Theo Etherton, các lớp vỏ của pizza chứa hàm lượng cacbon hydrate và muối cao; lớp pho mát cũng chứa hàm lượng chất béo và muối nhiều không kém. Đấy là còn chưa kể hàm lượng natri cao được tìm thấy ở nước sốt của loại đồ ăn nhanh này.

Súp đóng hộp

Bạn có thể đồng ý rằng natri đồng nghĩa với sự không tốt nhưng trong khi hầu hết mọi người biết khoai tây chiên có tác hại vì chứa hàm lượng natri. Họ có xu hướng bỏ qua một nguồn rất lớn là súp đóng hộp. Trong những vỏ lon nhỏ xíu của những loại súp đóng hộp, có thể chứa tới 600 – 800mg natri .

Thực phẩm chứa bơ, nước sốt, kem chua

Bơ không phải là thực phẩm tuyệt vời cho bạn. Cùng với nước sốt, kem chua, bơ có chứa chất béo bão hòa rất cao và cả 3 loại này đều chứa những cholesterol không tốt cho sức khỏe. Một số loại bơ thực vật có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa xấu. Vì vậy, chúng có thể không có cholesterol nhưng lại có những thành phần không tốt cho sức khỏe khác.

Theo Theo ĐSPL