Cách mặt đất khoảng 20km, nồng độ ozone đo được giảm tới 80%. Hiện tượng mất đi một lượng ozone nhất định và hình thành lỗ thủng khổng lồ ở Bắc Cực thường xuất hiện vào mùa đông hằng năm khi xảy ra sự kết hợp nhiệt độ thấp và các chất gây ô nhiễm hoạt động cực mạnh (đặc biệt là hợp chất chlorine).
Theo chuyên gia Michelle Santee của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), hiện chưa thể dự đoán tiếp tình trạng thủng tầng khí quyển có tiếp diễn nữa hay không. Nhưng trong vài thập kỉ trở lại đây, mùa đông thường có xu hướng lạnh hơn và kéo dài hơn. Cộng thêm lượng chlorine trong khí quyển ngày càng nhiều, điều này khiến tầng ozone bị bào mỏng đi.
Sự luân chuyển của luồng khí lạnh trong những cơn lốc xoáy ở vùng cực của Trái Đất sẽ gây ra những biến đổi hóa chất ít phản ứng trở thành chất phá hủy tầng ozone. Mùa đông năm nay được dự báo là sẽ có nhiều trận lốc xoáy mạnh và mùa đông kéo dài bất thường.
Gia Bảo
Theo BBC