>Xác định sự tồn tại của 'hạt của Chúa'
Tuy nhiên các khái niệm cốt lõi của vũ trụ như làm thế nào khởi đầu, làm từ cái gì và đang đi tới đâu, vẫn là những câu hỏi cần được làm sáng tỏ.
Được công bố hôm 21/3, kết quả cuộc nghiên cứu mới nhất khẳng định thêm lý thuyết giãn nở, vốn cho rằng vũ trụ hình thành chỉ vài phần tỷ của 1 giây sau vụ nổ từ kích cỡ hạ nguyên tử và giãn nở cho tới không gian có thể quan sát như ngày nay.
Vụ nổ Big Bang là lý thuyết bao hàm toàn diện nhất về khởi nguồn của vũ trụ, cho rằng kích thước ban đầu của vũ trụ nhỏ hơn 1 nguyên tử. Vài phần 1 giây sau vụ nổ, nhiệt độ giảm và vũ trụ giãn nở với tốc độ đều đặn, nhanh hơn nhiều tốc độ ánh sáng.
Planck, kính thiên văn của cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) được phóng vào vũ trụ, đã quan sát và nghiên cứu nguồn gốc vụ nổ Big Bang, và kết quả được công bố cho tới nay là vũ trụ nhiều hơn 80 triệu năm, có độ tuổi là 13,81 tỷ năm tuổi.
Kết quả cũng cho thấy vũ trụ giãn nở hơi chậm hơn, có ít hơn một chút vật chất tối bí ẩn như các kết quả đã được xác định trước đây, và các nhà khoa học cũng xác nhận chỉ có một chút thay đổi nhỏ về cách tính toán vũ trụ, chưa có sự đột phá.
Người công bố kết quả thu được từ kính thiên văn Planck là George Esfthathiou, giám đốc Viện vũ trụ học Kavli tại đại học Cambridge, cho biết: “Chúng tôi vừa khám phá sự thật căn bản về vũ trụ, nhưng điều đó chỉ giúp chúng tôi hiểu thêm một chút về vũ trụ”.
Kính thiên văn Planck trị giá 900 triệu USD được đưa vào không gian trong năm 2009. Nó đã trải qua 15,5 tháng ‘vẽ bản đồ’ không gian, nghiên cứu ánh sáng hóa thạch và âm thanh phát ra từ vụ nổ Big Bang bằng cách quan sát nền phóng xạ trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học kỳ vọng Planck tiếp tục truyền dữ liệu về trái đất cho tới hết năm 2013, khi chất làm mát của kính cạn kiệt.
Một số quan chức tại NASA, cơ quan cũng tham gia dự án này, cho biết kết quả mới được công bố mang tới cái nhìn sâu hơn về khởi nguồn và cấu tạo phức tạp của vũ trụ.
Nam Hoài
Theo AP