> Bất ngờ Nobel Hòa bình thuộc về EU
Trong những năm chiến tranh, Ủy ban Nobel Na Uy nhiều lần trao giải cho những cá nhân nỗ lực thúc đẩy hòa giải giữa Đức và Pháp.
Từ năm 1945, sự hòa giải đó dần có tác dụng. Những khổ đau, chết chóc thời Thế chiến II cho thấy sự cần thiết phải lập nên một châu Âu mới.
Trong suốt 17 năm qua, Đức và Pháp tham gia ba cuộc chiến. Còn ngày nay, chiến tranh giữa Đức và Pháp là điều không thể nghĩ tới. Điều đó cho thấy những nỗ lực mang mục đích tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau đã giúp hai kẻ thù quá khứ trở thành đối tác thân thiết.
Tôi nghĩ tất cả nguyên thủ quốc gia và dân chúng các nước EU sẽ coi giải Nobel Hòa bình 2012 là một sự khích lệ… Châu Âu tiếp tục tiến lên dù đang gặp khủng hoảng.
Trong những năm 1980, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tham gia EU, với điều kiện họ có nền dân chủ. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin giúp nhiều nước Trung và Đông Âu đủ tiêu chuẩn trở thành thành viên của khối.
Xét một cách toàn diện, sự chia rẽ Đông và Tây đã chấm dứt; dân chủ được thúc đẩy; nhiều cuộc xung đột quốc gia có nguồn gốc dân tộc đã được hòa giải.
Sự gia nhập của Croatia trong năm tiếp theo dẫn tới các cuộc đàm phán với Montenegro và việc Serbia được cấp quy chế ứng viên giúp quá trình hòa giải trên bán đảo Balkan được thúc đẩy.
EU đang trải qua vô vàn khó khăn kinh tế và nhiều bất ổn xã hội. Ủy ban Nobel Na Uy mong muốn EU sẽ thành công trong nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hòa giải, dân chủ và nhân quyền.
EU đã giúp chuyển phần lớn châu Âu từ lục địa của chiến tranh sang lục địa hòa bình.
Công lao của EU tiêu biểu cho “tình anh em giữa các quốc gia”, cấu thành nên điều có thể đáp ứng được tiêu chí của giải Nobel mà nhà bác học Alfred Nobel mô tả trong bản di chúc năm 1895.
Từ năm 1901 đến nay, 92 giải Nobel Hòa bình đã được trao. Giải Hòa bình vắng mặt trong 19 năm: 1914-1918, 1923, 1924, 1928, 1932, 1939-1943, 1948, 1955-1956, 1966-1967 và 1972. Trong những năm giải Hòa bình không được trao, tiền thưởng được dành lại cho năm sau.
Trong suốt thời Thế chiến I và II, rất ít giải Nobel Hòa bình được trao tặng. Giải Nobel Hòa bình từng được trao 23 lần cho các tổ chức và 99 lần cho các cá nhân.
Từ trước tới nay, người trẻ nhất được trao giải Nobel Hòa bình là nhà báo-chính khách Tawakkol Karman.
Người phụ nữ Yemen này mới 32 tuổi khi nhận giải Nobel Hòa bình năm 2011.
Người cao tuổi nhất từng nhận giải Nobel Hòa bình là nhà vật lý Anh gốc Ba Lan Joseph Rotblat. Ông 87 tuổi khi nhận giải năm 1995.
Phản đối
Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cho rằng, trao Nobel Hòa bình 2012 cho EU là hạ giá trị của giải thưởng danh giá này. Theo Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Vyacheslav Nikonov, EU không ưu tiên các vấn đề an ninh và gìn giữ hòa bình, trong khi nhiều tổ chức khác thực sự đóng góp đáng kể vào việc củng cố hòa bình thế giới. Giám đốc Quĩ hòa bình Nga Leonid Slusky nói: Kiến tạo hòa bình là nhiệm vụ thứ yếu của EU, vì tổ chức này chủ yếu là một thiết chế kinh tế.
Tổng thư ký Tổ chức Kiến tạo Hòa bình Thụy Điển Kristofer Burnet Kargill cho rằng, EU cần đóng vai trò lớn hơn trong cuộc đấu tranh vì hòa bình trên thế giới. Một số nhà sản xuất vũ khí lớn của thế giới hiện nằm ở EU, ông nói.Gia Tùng
Theo Nobelprize.org, AP, Moscow Times