Vài bí quyết tránh lây nhiễm virus cúm

TP - Các chuyên gia Trung tâm Dịch tễ học Viện Vệ sinh Sức khỏe Xã hội Ba Lan giới thiệu những phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm virus cúm đơn giản nhất.

> Phát hiện virus mới tương tự SARS

Cho dù không biện pháp nào có thể thay thế tiêm phòng, song hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ lây lan – nếu chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh cơ bản và thận trọng trong tiếp xúc.

1- Tự phong tỏa virus

- Tốt nhất tránh xa những nơi đông người – ngay khi bị hắt hơi, xổ mũi. Cũng gác lại dự định ghé thăm hàng xóm, nếu biết con họ đang nằm giường vì sốt cao. Tất nhiên nguyên tắc này áp dụng cả hai phía. Không mời hàng xóm sang nhà “buôn dưa lê” – trường hợp con bạn xổ mũi, nhức đầu sốt cao (cũng không cho con đi nhà trẻ hoặc đi học).

2- Giữ tay sạch

- Virus không chỉ lây lan qua đường hô hấp, cũng lây qua đường tiếp xúc trực tiếp. Vì thế thường xuyên rửa tay sạch rất quan trọng. Tay bạn có thể vô tình bị nhiễm mầm bệnh - khi bạn đi xe buýt và nắm vào tay vịn hoặc ra siêu thị mua hàng và chạm tay vào những đồ vật có dấu tích của hàng trăm người khác. Vì thế nhớ rửa tay nghiêm túc – ngay khi về nhà hoặc đến công sở.

Cũng nên làm động tác này sau cuộc tiếp xúc công vụ; bởi không thể biết, liệu nhân vật, mà bạn bắt tay có khỏe mạnh, hoặc cơ thể đang mắc bệnh. Cho dù sự thực thời gian sống bên ngoài cơ thể con người của virus có hạn, song vẫn đủ để tấn công nạn nhân mới.

3- Thường xuyên rửa tay – khi khỏe mạnh; chăm rửa tay hơn – trường hợp bị cúm

- Rửa sạch tay sau mỗi lần hắt hơi, xổ mũi;

- Nên xử dụng khăn giấy dùng một lần

- Không đưa tay dụi mắt và miệng

- Tránh bắt tay người ốm

- Tránh xa người khác 1-2 mét - khi ho hoặc hắt xì hơi;

- Dùng khăn ướt (một lần) hoặc nước tẩy trùng – trường hợp đi du lịch.

4- Lưu ý trong nhà bếp, phòng tắm và phòng ngủ

- Cho dù sợ bị lây nhiễm tại nơi làm việc hoặc tại những địa điểm công cộng, song ở nhà chính là môi trường dễ bị lây nhất. Khi một thành viên trong gia đình bị ốm, những thành viên còn lại đặc biệt dễ bị lây.

5- Trường hợp đã bị cúm, cố gắng tối đa tránh đổ bệnh

- Lau tay bằng khăn giấy dùng một lần

- Hạn chế hoạt động trong phòng bếp; đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay – trường hợp không có người làm thay công việc bếp núc;

- Trường hợp đối tượng bị cúm là người mẹ đang cho con bú: cần đeo khẩu trang. Trong thời gian đang ốm không ôm ấp con, không hôn hít con;

- Không hôn hít người thân;

- Mua týp thuốc đánh răng và hộp khăn giấy dùng riêng;

- Nên ngủ riêng giường – trong thời gian bị cúm.

- Virus không thích không khí thoáng đãng. Chúng chỉ có thể sống 2-3 giờ bên ngoài cơ thể con người. Vì thế hàng ngày cần thường xuyên mở cửa phòng ngủ và các phòng khác vài lần, mỗi lần 10 phút - trường hợp nhà có người ốm. Càng cần thường xuyên thay ga trải giường và quần áo.

6- Cần thiết tẩy trùng

- Tất cả đồ vật xung quanh bạn đều có thể là nơi trú ngụ của virus, vi trùng. Vũ khí hiệu nghiệm nhất trong cuộc chiến với kẻ thù này là nước, xà phòng và mọi chất tẩy rửa dựa trên nền tảng cồn. Nếu trong nhà có người ốm, trong khi cháu nhỏ có thể đưa vào miệng tất cả những gì vớ được, trước hết hãy cố gắng cách ly cháu nhỏ và đồ vật ra khỏi người ốm. Có thể rửa sạch đồ chơi của trẻ, sau đó lau sạch bằng khăn giấy dùng một lần.

7- Thường xuyên lau rửa – trường hợp trong nhà có người bị cúm

- Điện thoại gia đình;

- Điều khiển TV

- Tay nắm cửa và công tắc đèn;

- Những dụng cụ dùng chung trong bếp, phòng tắm và toa lét.

Khi nào thiếu khả năng đề kháng?

1- Ăn quá nhiều đường. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chứng minh, ăn 100 gam đường trong thời gian 5 giờ làm suy giảm đáng kể năng lực của bạch cầu trong cuộc chiến chóng vi trùng.

2- Béo phì. Cùng bị cúm AH1N1, đối tượng thừa cân bị nặng hơn hẳn đồng loại đối chứng. Lý do: béo phì là nguyên nhân gây rối loạn hoóc-môn và các trạng thái viêm nhiễm (nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch).

3- Thường xuyên bị cảm lạnh. Trong một mùa, trung bình người trưởng thành bị cảm lạnh 1-3 lần (kéo dài 3-4 ngày). Hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu – nếu bị ốm nhiều hơn.

4- Cơ thể mất nước. Để sục rửa chất độc ra khỏi cơ thể, cần uống nhiều nước. Nước tiểu mầu vàng nhạt là dấu hiệu cơ thể đủ nước.

5- Liên tục bị stress. Stress kéo dài làm suy yếu hệ đề kháng của cơ thể. Tình trạng cảm lạnh có thể trầm trọng hơn – nếu bạn bị căng thẳng trong thời gian nhiễm bệnh.

Theo Vĩnh Hà
Tri Thức Trẻ

Theo Báo giấy