5 tác dụng phụ khi uống quá nhiều trà xanh
Gây thiếu máu
Trà xanh có chứa chất catechin làm giảm giảm khả năng hấp thụ sắt. Thói quen uống trà xanh sau bữa ăn làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Về lâu dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Gây loãng xương
Trà xanh có thể làm cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể, làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao không nên sử dụng quá nhiều trà xanh. Bạn chỉ nên uống 2-3 ly trà xanh mỗi ngày.
Gây khó chịu khi uống lúc bụng đói
Bạn không nên uống trà xanh khi đói vì chất tannin trong trà xanh có thể làm gia tăng lượng dịch vị, gây táo bốn, buồn nôn, ói mửa.
Làm thay đổi tác dụng của thuốc
Trà xanh có thể làm thay đổi tác dụng của một số thuốc điều trị. Chất caffeine trong loại đồ uống này có khả năng đẩy nhanh tốc độ làm việc của hệ thần kinh và dẫn tới chóng mặt, tăng huyết áp hay tăng nhịp tim nếu uống chung với thuốc. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc
Những rắc rối có liên quan đến caffeine
Một ly trà xanh khoảng 200ml có chứa từ 24mg đến 45mg caffeine. Lượng caffeine trong trà xanh mặc dù ít hơn so cà phê và một số loại đồ uống khác. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều trà xanh (khoảng 4-5 ly/ngày) có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, ợ nóng, tiêu chảy, kích ứng ruột, run tay, tiểu đường, nhịp tim bất thường.
Những thực phẩm không nên sử dụng kết hợp với trà xanh
Trà xanh và đường kính
Lá trà xanh có vị đắng tính hàn để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng đường kính cho vào trà xanh sẽ làm ức chế tính hiệu quả thanh nhiệt của trà và gây khó chịu cho tiêu hóa.
Trà xanh và rượu
Có rất nhiều người thích uống trà sau khi uống rượu vì nghĩ rằng uống trà có thể giúp giải rượu, kích thích tiêu hóa thức ăn, lợi tiểu. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sau lầm bởi uống trà xanh sau khi uống rượu sẽ gây bất lợi cho thận. Trong thành phần của trà có chứa Theophylline có tác dụng lợi tiểu, còn chất acetaldehyde trong rượu lúc này chưa hoàn toàn được phân hủy.
Khi sử dụng trà sau khi uống rượu sẽ khiến cho các chất acetaldehyde sẽ đi vào thận, kích thích thận gây ra tổn thương các chức năng của thận và sinh ra một loạt các triệu chứng khác như lạnh thận, tiểu dắt, đau tinh hoàn…
Trà và thuốc tây
Trong thành phần của trà có chứa Axit tannic kết hợp với một số loại thuốc sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa, ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc. Và các chất kích thích như caffeine và Theophylline trong lá trà làm suy yếu hoặc chống lại tác dụng an thần có chứa trong thuốc. Chính vì lý đó mà khi sử dụng thuốc tây bạn không nên dùng nước trà để uống mà hãy sử dụng nước lọc ấm.
Trà xanh và thịt dê
Thịt dê có rất nhiều tác dụng với cơ thể cơ thể khi chửa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt dê thì chúng ta không nên uống trà xanh. Bởi trong thịt dê chứa quá nhiều protein mà trà xanh có chứa axit tannic. 2 chất này sẽ phản ứng với nhau tạo thành hợp chất không tiêu hóa được, vừa mất chất dinh dưỡng, vừa gây ra táo bón.
Nếu sử dụng nhiều thì chất độc sẽ nằm sâu trong ruột và gây hại đến sức khỏe chúng ta. Do vậy, sau khi ăn thịt dê xong không nên lập tức uống trà mà nên đợi từ 2 -3 tiếng sau mới nên uống. Và tương tự với thịt dê thì chúng ta cũng tuyệt đối không nên uống trà xanh sau khi ăn thịt chó.
Những người không nên uống trà xanh
Người bị táo bón: Các chất phenol, tanin trong lá chè có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm táo bón nặng thêm.
Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất cafein trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi tối sẽ mất ngủ nặng hơn. Chỉ nên uống trà nhạt hay trà ướp hoa vào buổi sáng và trưa.
Người thiếu máu: Chất tanin trong lá trà sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu sắt dẫn đến bị thiếu máu.
Người thiếu canxi và bị loãng xương: Vì cafein trong trà sẽ thúc đẩy bài tiết canxi, mặt khác cafein lại ức chế hấp thu canxi ở ruột.
Người bị bệnh gút: Chất tanin trong trà làm bệnh nặng hơn. Người bệnh gút đặc biệt chú ý không nên uống trà xanh hãm lâu.
Người bị bệnh tim và tăng huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp.
Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có nhiều chất hoạt tính sinh học như cafein, chất kiềm, làm tăng hưng phấn nên mạch máu dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho não, lưu lượng máu chậm lại dễ phát sinh tắc động mạch não.
Người sốt cao: Cafein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.
Người bị bệnh gan: Cơ cấu hoạt động và chức năng của gan sẽ bị tổn hại nếu người bị bệnh gan uống quá nhiều trà xanh. Hầu hết chất caphein trong nước trà xanh sẽ đi vào quá trình trao đổi chất của gan, khiến cho chức năng của gan bị suy yếu.
Người bệnh sỏi đường tiết niệu: Trà chứa nhiều aicd oxalic, acid này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.
Người thần kinh yếu: Bạn đừng ngạc nhiên khi phải thao thức cả đêm chỉ vì một cốc trà xanh đặc. Đó là do chất caffein trong trà kích thích không tốt lên não bộ, nó đặc biệt không tốt nếu bạn vốn là người có thần kinh yếu.
Người bị viêm loét dạ dày: Người bị viêm loét dạ dày hãy “tuyệt giao” với nước trà xanh ngay lập tức. Đó là vì: Trong dạ dày có dung môi este phốt phát, hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm bởi chất ta-nanh có trong trà. Điều này khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra một lượng acid dạ dày rất lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày ngày càng nặng thêm. Không những thế, hoạt động của nhu động ruột cũng bị chậm lại và rất có thể bạn sẽ bị táo bón.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều: Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt. Vì vậy, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai không nên uống trà. Khi sắp sinh nở mà uống nhiều trà sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, mất sức. Chất tanin của trà hòa vào tuần hoàn máu sẽ gây ức chế hormone kích thích bài tiết sữa, làm thiếu sữa.
Chất tanin, cafein còn có thể qua sữa mẹ truyền sang cơ thể bé, gây kích thích làm trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân. Do vậy phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà. Phụ nữ tiền mãn kinh hay có các rối loạn về tim mạch cũng không nên uống trà.
Trẻ nhỏ: Người lớn thường không cho trẻ uống nước trà bởi axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm... tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở trẻ em.
Uống trà xanh kiểu này là 'hạ độc' cơ thể, dừng ngay trước khi quá muộn
TPO - Trà xanh là loại đồ uống tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
|
Ảnh minh họa: Internet |