Thông tin trên chiếc vòng chim nói rằng con chim là loài bồ đua, đã bay từ bang Oregon của Mỹ và vượt qua 13.000km để đến Úc, được tìm thấy ở bang Melbourne hôm 26/12.
Dựa trên chiếc vòng chân, giới chức Úc hôm 14/1 nói rằng họ coi con chim là mối đe doạ sinh học và sẽ giết nó.
Nhưng bà Deone Roberts, một quản lý của Hội chim bồ câu đua bang Oklahoma, Mỹ, vừa nói rằng chiếc vòng chân là giả.
Mã số trên vòng chân thuộc về một con chim bồ câu xám xanh ở Mỹ chứ không phải của con chim được chụp ảnh ở Úc.
“Vòng chân của con chim ở Úc là giả và không thể truy xuất. Nó chắc chắn là chim ở Úc chứ không phải từ Mỹ, nên không cần giết nó”, bà Roberts khẳng định.
Bà nói rằng tình trạng đeo vòng chân giả cho chim xảy ra ngày càng nhiều để lừa những người mua chim không biết.
Đua chim bồ câu ngày càng trở nên phổ biến và một số con chim đang được định giá rất cao. Tháng 11 vừa qua, một người Trung Quốc thích chim chim bồ câu đua đã chi đến 1,9 triệu USD để mua một con chim bồ câu được nuôi ở Bỉ.
Thủ tướng tạm quyền Úc Michael McCormack nói rằng ông không biết số phận con chim được đặt tên Joe (theo tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden) sẽ ra sao, nhưng sẽ nó sẽ không được tha nếu đúng là bay từ Mỹ sang.
“Nếu Joe đến theo cách không đáp ứng được các biện pháp bảo vệ an toàn sinh học nghiêm ngặt của chúng tôi, thì Joe sẽ không có vận may, hoặc sẽ phải bay về hoặc sẽ gặp hậu quả”, ông McCormack nói với các phóng viên.
Nhưng quan chức phụ trách y tế bang Victoris, ông Martin Foley, kêu gọi chính phủ liên bang tha mạng cho con chim. “Tôi kêu gọi các quan chức kiểm dịch thể hiện một chút lòng trắc ẩn”, ông Foley nói.
Cơ quan kiểm dịch Úc nổi tiếng nghiêm khắc. Năm 2015, chính phủ doạ sẽ giết 2 con chó Yorkshire, một con Pistol và một con Book sau khi chúng bị sao Hollywood Johnny Depp và vợ cũ Amber Heard đưa vào nước này bất hợp pháp.
Được cho 50 giờ để rời khỏi Úc, những chú chó này cuối cùng được đưa đi bằng chuyến bay thuê bao.