Vào thời điểm đó, đội thành phố Quảng Châu đã đánh bại đội thành phố Thanh Viễn với tỷ số 5-3 trong trận chung kết để giành chức vô địch. Vào phút 65, khi Thanh Viễn đang dẫn trước 3-1, huấn luyện viên của họ là Qingyuan đã thay một cầu thủ, khiến đội nhà vỡ thế trận. Đội Quảng Châu đã ghi liên tiếp 4 bàn thắng và lội ngược dòng giành chiến thắng chung cuộc.
Người ta đặt nghi vấn sau khi thấy cầu thủ vào thay người này thì thầm gì đó với đồng đội. Kể từ thời điểm ấy, các cầu thủ trẻ của Thanh Viễn thi đấu uể oải thấy rõ, không chịu kèm người và cũng không chịu tấn công.
Thế trận bất ngờ thuộc về Quảng Châu và đỉnh điểm của cuộc "mua bán" lộ liễu này là một pha phá bóng như chuyền cho đối thủ của thủ môn đội Thanh Viễn. Tiền đạo Quảng Châu, khi đó đứng ở chính diện khung thành, đã dễ dàng sút tung lưới và thủ môn Thanh Viễn cũng không bận cản phá.
Kết cục đáng ngờ khiến cảnh sát Trung Quốc vào cuộc điều tra và sau 4 tháng, cùng với LĐBĐ Trung Quốc, cảnh sát đã đưa ra kết luận là quan chức của cả hai đội đã lên kế hoạch và thao túng kết quả trận đấu. Bản án đưa ra rất nặng, gồm 16 thành viên của hai đội bị cấm hoạt động bóng đá suốt đời. Các cán bộ quản lý cũng bị miễn nhiệm ngay lập tức.
Vụ việc tày trời này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho bóng đá Trung Quốc, rằng tư tưởng dàn xếp đã xuất hiện từ các cầu thủ trẻ. Vậy nên khi trưởng thành, họ khó có thể nghiêm túc với nghề. Một CĐV chua chát bình luận trên Weibo: "Tôi đã tìm ra lý do tại sao Trung Quốc, với dân số 1,4 tỷ người, không thể tham dự World Cup dù đã đầu tư nhiều tiền như vậy".
Một thành viên khác nói: “Không phải do kém may mắn mà chúng ta thua Việt Nam. Tư tưởng đá bóng thiếu nghiêm túc như thế thì chúng ta đã thua ngay từ đào tạo trẻ rồi. Tại sao bóng đá chúng ta lại dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi, trong khi họ thì vẫn tiến lên mạnh mẽ? Các bạn hiểu được vì sao rồi đấy!".