Trung Quốc khoe loạt khí tài quân sự nội địa

TPO - Trực thăng Z-9, WZ-10, máy bay ném bom H-6K, tiêm kích J-10, tăng chiến đấu Type 96, Type 86A... do Trung Quốc sản xuất đã đồng loạt xuất hiện trong một cuộc thi đấu quân sự quốc tế, đang thu hút sự quan tâm của các chuyên gia quân sự thế giới.
Z-9 là máy bay trực thăng hạng trung giúp tăng cường hiệu quả và năng lực cho không quân trong việc thực thi các nhiệm vụ quốc phòng. 

Z-9 có khả năng chở được 10 binh lính với đầy đủ trang bị vũ khí hoặc 1,9 tấn hàng hóa các loại. Chúng được trang bị các loại vũ khí tấn công công nghệ cao như 2 súng 23mm, các giá treo tên lửa, ngư lôi ET52, tên lửa chống tăng HJ-8, hoặc tên lửa không đối không TY-90, và có thể trang bị những thiết bị đảm bảo và hỗ trợ bay ban đêm..

 WZ-10 hay còn được gọi là Z-10, là loại trực thăng tấn công tối tân nhất của Trung Quốc. Loại máy bay này được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại do Trung Quốc tự phát triển, hệ thống theo dõi hồng ngoại, giúp nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm. 

Ngoài ra, Z-10 còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, radar, camera quang điện tử, kính hiển thị mục tiêu trên mũ phi công, giúp việc ngắm bắn và theo dõi mục tiêu trở nên hiệu quả hơn.
H-6K là phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tupolev Tu-16 của Liên Xô trước đây. 
H-6K không chỉ mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình. Mỗi chiếc H-6K chở được theo 9 tấn vũ khí các loại. H-6K không chỉ mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình. Mỗi chiếc H-6K chở được theo 9 tấn vũ khí các loại.
J-10 là máy bay khu trục, máy bay chiến đấu hàng đầu của Trung Quốc. Ra đời để phục vụ nhiệm vụ vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, và sử dụng trong các phi vụ ở mọi thời tiết, bất kể đêm, ngày.
Vũ khí trang bị lắp đặt trên máy bay Chengdu J-10A bao gồm pháo tự động 2 nòng 23 mm, lắp phía dưới thân trên bộ giá treo súng nhẹ. Theo kết cấu trên thân dễ dàng nhận thấy là loại pháo tự động nổi tiếng đã lắp trên MiG 21 và MiG 23. Máy bay có thể mang tới 4500 kg trên 9 móc treo: sáu cái trên cánh, 2 giá dọc theo ống hút không khí và 1 ở chính giữa thân máy bay. Để chiến đấu trên không với các máy bay tiêm kích đối phương, J-10 có thể mang từ 2 đến 4 tên lửa có điều khiển tầm trung, sử dụng radar dẫn đạn PL-11 (mua lisence từ Ý Aspide Mk.1) hoặc PL-12 (SD-10 hay ShanDian-10) do chính Trung Quốc phát triển.
Xe tăng Type 96 của Trung Quốc,
Type 96 (ZTZ-96) là phiên bản giản lược từ Type 99, trong đó phiên bản Type 96B đã được nâng cấp cả về hệ thống điều khiển hỏa lực (giúp tối ưu hóa sức mạnh của khẩu pháo 125 mm) lẫn phòng vệ với các tấm giáp được gắn bổ sung phía trước tháp pháo và mũi xe. Xạ thủ được trang bị thiết bị ngắm ảnh nhiệt ban ngày mới, một hệ thống gây nhiễu laser/ hồng ngoại do Trung Quốc sản xuất dựa trên nguyên mẫu Shtora-1 của Nga cũng được nhìn thấy trên Type 96B
Xe chiến đấu bộ binh Type 86 có khả năng đạt tốc độ tối đa 65km/h trên đường bằng phẳng, tốc độ bơi lội 8km/h, dự trữ hành trình 510km. Cấp độ bảo vệ toàn thân của Type 86 chống được đạn cỡ 7,62mm, riêng giáp trước được cho là có thể kháng chịu đạn xuyên giáp 23mm bắn từ cự ly 500m. 
Type 86A được huy động làm nhiệm vụ chuyên chở bộ binh, cơ động yểm trợ các lực lượng tiến công tấn công đánh chiếm mục tiêu. Mẫu Type 86A nâng cấp tháp pháo mới dùng pháo tự động 2A72 cỡ 30mm cùng tên lửa chống tăng HJ-73. Nhìn chung, phiên bản Type 86A có thể xem như là tương đương với dòng BMP-2 của Liên Xô vốn cũng dùng vũ khí trang bị tương tự