So với năm 2013, giá trị thương hiệu Toyota tăng 21% trong năm 2014, đạt 30 tỷ USD, trong khi giá trị thương hiệu BMW chỉ tăng 7% lên 26 tỉ USD.
Theo báo cáo của Millward Brown, người tiêu dùng ô tô không bị quá thu hút bởi giá trị và các tùy chọn cao cấp mà bỏ qua khúc giữa. Các thương hiệu hạng trung đã trở lại mạnh mẽ trong lĩnh vực xe hơi.
Ford là thương hiệu có giá trị tăng mạnh nhất trong báo cáo năm 2014 này - tăng 56% lên, đạt 12 tỷ USD. Trong khi đó, Audi có giá trị thương hiệu tăng 20%, đạt 21,5 tỷ USD và Mercedes-Benz tăng 27% lên 7 tỷ USD. Mặc dù đang phải dính vào khủng hoảng triệu hồi xe, nhưng General Motors cũng có thương hiệu Chevrolet lần đầu tiên lọt vào top 10.
Theo Millward Brown, người tiêu dùng thích xe được trang bị nhiều công nghệ, bất chấp mức giá.
Mức độ an toàn cũng là một yếu tốc quyết định khi khách hàng chọn mua xe mới. Đó chính là lý do cứ trung bình 3 năm mọi người lại muốn đổi xe, để được hưởng các công nghệ an toàn mới.
Mặc dù chuộng công nghệ, nhưng người mua ô tô nhìn chung chưa chọn xe chạy điện, do vấn đề giá bán, quãng đường xe chạy được sau mỗi lần sạc pin còn hạn chế, và hệ thống sạc còn ít. Mẫu Nissan Leaf và Chevy Volt có doanh số thấp, trong khi Telsa tạo được sự hứng thú, nhưng doanh số vẫn chưa cao, vì thương hiệu này mang tính "biểu tượng".
Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Millward Brown cũng đưa ra một số ý kiến tư vấn xây dựng thương hiệu cho các hãng: an toàn, minh bạch và chứng minh được sự thống trị của mình.