Trước khi “dính” scandal, ông Dominique Strauss được coi là ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua vào điện Elyssee năm 2012. Chính vì lẽ đó, một số người bắt đầu hoài nghi rằng, bê bối quấy rối nữ hầu phòng của ông Straus-Kahn phải chăng là một âm mưu mang động cơ chính trị?
“Tôi kiên quyết chống lại tất cả các cáo buộc đối với bản thân mình… Tôi muốn dồn tất cả sức lực, thời gian và năng lượng để chứng minh mình trong sạch” - ông Strauss-Kahn viết trong lá thư từ chức gửi IMF.
Ông Strauss-Kahn, 62 tuổi, hiện vẫn bị tạm giam tại nhà tù New York (Mỹ). Theo kế hoạch, phiên tòa xét xử tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày mai, 20 - 5.
Trước khi ban lãnh đạo IMF bầu ra được Tổng Giám đốc mới, ông John Lipsky vẫn sẽ tạm thời đảm nhiệm chức vụ này.
Thu Thảo
Theo Reuters
Nộp một triệu USD để được tại ngoại
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - Dominique Strauss-Kahn đã đồng ý nộp một triệu USD để được bảo lãnh tại ngoại, đồng thời chấp nhận bị theo dõi, cũng như chịu sự quản thúc trong vòng 24 tiếng tại căn hộ của con gái ông ở New York (Mỹ), trong quá trình chờ xét xử vụ tấn công tình dục một nữ hầu phòng.
Chiều 18 - 5, ông cũng đã giao nộp hộ chiếu và các tư liệu liên quan đến công tác ngoại giao.
Trong khi đó, các điều tra viên đang nỗ lực tìm kiếm bằng chứng pháp y để chống lại những cáo buộc của nữ nhân viên hầu phòng về việc ông Strauss-Kahn trong tư thế “trần trụi”, tấn công cô tại khách sạn hạng sang Sofitel ở Manhattan.
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức thực thi pháp luật ở New York cho biết, các điều tra viên đã cắt một phần tấm thảm trong phòng - nơi ông Strauss-Kahn bị tố đã xâm hại phụ nữ trên để đem đi kiểm tra.
Vũ Kiều
Theo Washington Post