Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình kể chuyện đoàn thi Toán quốc tế

Với kỳ tích mới toàn đoàn xếp hạng 10/106. Giới chuyên môn đánh giá đây là kết quả thành công để kỷ niệm 40 năm VN tham gia kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO).

Phát biểu ở sân bay Nội Bài trong buổi đón đoàn trở về từ Cape Town (Nam Phi) chiều 14/7, thầy Trình cho biết: Kết quả năm nay so với năm trước không chênh lệch đáng kể (thấp hơn 1 chút - năm ngoái có 3 HC Vàng, 3 HC Bạc). Tuy nhiên, đề thi năm nay không dễ hơn năm trước.

Ngày đầu tiên, các thí sinh làm bài khá tốt (có 2 em làm được hết cả 3 bài, còn lại làm được 2 bài). Ngày thứ hai thì đề khó hơn nên chỉ có 2 em làm trọn vẹn được 2 bài, những em còn lại làm được hơn một bài. Sau 2 ngày thi, đoàn cảm thấy rất khó khăn bởi với kết quả làm bài như vậy thì thành tích sẽ như thế nào? Một điều khá may mắn đã xảy ra...

Khi chấm thi xong, đoàn Việt Nam biết kết quả: có một em đạt 34 điểm, một em đạt 32 điểm, một em đạt 29 điểm, 2 em đạt 22 điểm và một trường hợp 18 điểm. Dự kiến trong trường hợp trên 30 điểm mới đạt giải vàng thì đoàn Việt Nam chỉ có 2 em.

Khi tổng kết, đoàn rất hồi hộp. Kết quả là giải vàng nằm giữa mức điểm 30 và 29, giải bạc nằm giữa mức điểm 23 và 22. Lúc các trưởng đoàn chọn biểu quyết thì có một số ý kiến chọn đầu trên đối với giải vàng và bạc là 30 và 23. Tuy nhiên, số người bầu chọn chặn dưới là 29 và 22 chiếm đa số.

TS Lê Bá Khánh Trình thuật lại câu chuyện của đoàn học sinh Việt Nam tham gia IMO 2014.
“Khi biết kết quả như vậy, chúng tôi rất mừng bởi vì thành tích vượt qua cả sự mong đợi. Đây là sự là may mắn, bởi chúng ta có 3 em rơi vào “lát cắt” vừa đủ để đạt giải. Quan đây cho thấy, ngoài sự cố gắng của vượt bậc của các em thì cũng cần yếu tố may mắn” - TS Lê Bá Khánh Trình thuật lại.

Trong kỳ ôn luyện đội tuyển, thầy Lê Bá Khánh Trình (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) hay PGS Lê Anh Vinh (ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội)… đã "4 cùng" (cùng ăn cùng ở, cùng học và cùng chiến đấu) với các học trò mê toán.

Có những năm đưa học sinh đi thi đấu, các thầy cô chính là những người đấu tranh để giành từng điểm phẩy, ý đúng cho học sinh Việt Nam. Thầy cô như những người cha người mẹ ăn ở, động viên cùng học trò suốt thời gian đến 4-5 tháng từ ôn luyện đến khi thi đấu, trở về.

Theo Văn Chung

Theo VietNamNet