Tàu vũ trụ tuyệt mật X-37B Mỹ nhằm đối thủ nào?

Sau chuyến bay 244 ngày đêm , tàu vũ trụ không người lái Х-37В đã trở về căn cứ Vandenberg, California. Nhiệm vụ của con tàu tuyệt mật này là gì?

Tàu vũ trụ tuyệt mật X-37B Mỹ nhằm đối thủ nào?

> Những cánh bay gác giữ Trường Sa
> ‘Đôi cánh ma thuật’ Su-22 bảo vệ Trường Sa

Sau chuyến bay 244 ngày đêm , tàu vũ trụ không người lái Х-37В đã trở về căn cứ Vandenberg, California. Nhiệm vụ của con tàu tuyệt mật này là gì?

  Tàu vũ trụ tuyệt mật X-37B của Mỹ trở về căn cứ

Dù đánh giá hài lòng với chuyến bay đầu tiên của Х-37В nhưng người phụ trách các chương trình vũ trụ Ông Richard McKinney buộc phải thông báo, trên thân X-37B có 7 vết móp và một bánh của tầu bị xịt.

Trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Lầu Năm Góc, ông McKinney cho biết, các vết móp có thể là do tàu va chạm với rác vũ trụ, còn nguyên nhân xịt lốp thì chưa xác định là do va chạm với vật lạ trên đường băng hay do cấu trúc của lốp.

Sự thành công của thử nghiệm cho thấy, các tàu vũ trụ không người lái hoàn toàn có thể phóng vào không gian và trở lại trái đất mà không hề có những hư hại đáng kể.

Kế hoạch phóng thử nghiệm tầu con thoi X37B nằm trong kế hoạch hoàn thiện các máy bay siêu âm vào thượng tầng khí quyển sử dung công nghệ Hypersonic Cruise Vehicle(HCV) . Hypersonic Technology là kỹ thuật mới dành cho phi cơ quân sự có khả năng đạt đến Mach 5- Mach 10 có nghĩa là từ 6150 km/h - 12300km/h hay 1710m-3415m/s Đây là sự tăng tốc từ tốc độ Mach 5 của máy bay vận tải siêu âm HCV vươn vào thượng tầng khí quyển và trở thành bệ phóng để có khả năng phóng những tầu con thoi nhỏ hơn vào quỹ đạo trái đất.

  Dự báo cuộc chiến trong vũ trụ không còn là viễn cảnh xa xôi

Được phóng lên quỹ đạo từ tháng 4/2010, X-37B trở thành đề tài cho nhiều ý kiến nghi ngờ của các chuyên gia quân sự nước ngoài về vai trò thực sự của chương trình không gian đầy bí ẩn của không quân Mỹ. Các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đã không ngừng theo dõi quỹ đạo bay của tàu bí ẩn này..

Paul Rusnock giám đốc phụ trách các hệ thống thử nghiệm cho X-37B của Boeing cho biết: "X-37 đánh dấu kỷ nguyên mới cho thăm dò không gian, chúng tôi sẽ cho ra đời mẫu thứ 2 vào năm 2011”.

Dự án đã kéo dài hơn một thập kỷ trước khi nguyên mẫu đầu tiên được phóng vào không gian. Chương trình được Boeing phát triển, dưới sự chỉ đạo của NASA vào năm 1999 và hoạt độngcho đến tháng Chín năm 2004, khi NASA chuyển giao chương trình Cơ quan nghiên cứu phát triển của Bộ Quốc phòng Mỹ DARPA. NASA đã dự kiến thiết kế và chế tạo hai mẫu tầu con thoi. Mẫu thứ nhất là mẫu cất và hạ cánh tự đông (Approach and Landing Test Vehicle được gọi là ALTV, và tầu con thoi không gian bay quanh quỹ đạo( Orbital Test Vehicle ) được gọi là OTV , với một phương pháp tiếp cận và thử nghiệm tầu không gian mới.

Các ALTV được thử nghiệm động thái chuyến bay và mở rộng thời gian chuyến bay với tốc độ thấp/thử nghiệm trần bay cao thấp được thực hiện bởi NASA từ năm 1998 đến năm 2001 với mẫu thử X-40A, một phiên bản khác của ALVT là OTV-1 X-37 được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân sau đó được chuyển giao cho một đơn vị không quân bí mật thực nghiệm.. DARPA đã hoàn thành các thiết kế cơ bản OTV của chương trình X-37A vào tháng 9/2006 đã thành công sau khi thực hiện một loạt các thử nghiệm có giới hạn trên mặt đất và chuyến bay thử nghiệm bay tự do. Mẫu NASA X-37 Orbital Test Vehicle OTV-1 là nền tảng thiết kế của tầu con thoi không gian X37B và được đưa vào thử nghiệm bay trong quỹ đạo.

Bề ngoài, OTV giống như một tàu con thoi Space Shuttle thu nhỏ 4 lần với 1 động cơ phản lực Rocketdyne AR-2/3 lắp ở đuôi. Tuy vậy, thay vì một cánh ổn định đứng duy nhất, nó được lắp 2 cánh nghiêng. Theo các nhà thiết kế, kết cấu của X-37B kết hợp được những phẩm chất tốt nhất của máy bay và tàu vũ trụ, cho phép sử dụng nó linh hoạt cho các nhiệm vụ khác nhau. Máy bay được phóng thẳng đứng bằng tên lửa đẩy, hạ cánh tự hoạt theo kiểu máy bay.

Những thông số cơ bản của tầu con thoi không gian OTV-1 X37B

Nhiệm vụ thực hiên: Thử nghiệm tầu con thoi sử dụng nhiều lần và bay thời gian dài trong không gian
Đơn vị thiết kế: Boeing
Cao: 9 feet, 6 inches (2.9 m)
Dài: 29 feet, 3 inches (8.9 m)
Sải cánh: 14 feet, 11 inches (4.5 m)
Tải trọng cất cánh: 11,000 pounds (4,990 kg)
Năng lượng: Năng lượng được cung cấp bằng pin điện mặt trời và bình ac quy lithium-Ion
Tên lửa đẩy: Lockheed-Martin Atlas V (501).

 

Trong suốt 220 ngày trên quỹ đạo các nhà thiên văn đã ghi nhận nhiều lần X-37B thay đổi quỹ đạo bay. Điều này đồng nghĩa con tàu được trang bị các động cơ tên lửa cơ động trong không gian.

Tàu được thiết kế với hai cánh đuôi đứng tương tự như máy bay chiến đấu, cho phép tàu hạ cánh bất cứ nơi đâu mà không cần phải xác định quỹ đạo từ trước. Điều này phản ánh quan điểm thiết kế hoàn toàn mới cho nhiệm vụ của tàu vũ trụ không người lái.

Vai trò thực sự của X-37B

Nhiều câu hỏi được đặt ra như: X-37B đã làm gì trong 220 ngày qua, khả năng cơ động trong không gian cho phép X-37B đột nhập các quỹ đạo thấp hơn để tiến hành các hoạt động do thám? Thân tàu khá lớn nên hoàn toàn có khả năng mang theo các vệ tinh do thám nhỏ và triển khai các vệ tinh này tại quỹ đạo một cách nhanh chóng. Với sự linh hoạt, X-37B mang lại một khả năng hoàn toàn mới để triển khai nhanh chóng các hệ thống giám sát trên toàn cầu. X-37B rất khó bị phát hiện do bay quanh trái đất với quỹ đạo không lặp lại.

Về góc nhìn kỹ thuật quân sự, tầu con thoi không gian X-37B có thể dùng để trinh sát và giám sát tình hình đối phương, báo động sớm việc phóng tên lửa của đối phương; dùng làm phương tiện mang các loại vũ khí tên lửa, vũ khí laser, vũ khí vi ba; vũ khí động năng có thể tấn công tất cả các mục tiêu trên biển, trên mặt đất, trên không và và trên vũ trụ; trong vòng 1-2 giờ có thể bay tới bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất với tính bất ngờ cao. Các chuyên gia quân sự cho rằng, máy bay vũ trụ còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.

Nhiều ý kiến cho rằng thân tàu khá lớn có thể được triển khai các loại vũ khí hiện đại như vũ khí laser để tiêu diệt vệ tinh đối phương. Trong khi các vệ tinh thông thường luôn bay theo quỹ đạo định sẵn, khiến chúng trở thành bia tập bắn cho những tên lửa không gian, đầu đạn động năng của súng điện từ hoặc đại bác laser. Vụ bắn hạ vệ tinh trong không gian của Mỹ và Trung Quốc đã gợi mở kỷ nguyên mới của chiến tranh không gian trong tương lai và khả năng của X-37 đã thể hiện vai trò mở toang cánh cửa cho kỷ nguyên đó.

Dự án X-37B không phục vụ cho công tác nghiên cứu vũ trụ đơn thuần mà chính xác là một cuộc thử nghiệm vũ khí không gian. Rõ ràng Mỹ đang tiến bước dài trong việc chiếm lĩnh các hoạt động không gian hiện tại và tương lai. Điều này lý giải tại sao một tàu con thoi vũ trụ lại được chuyển giao quản lý cho một đơn vị không quân và Mỹ đang tích cực nghiên cứu các loại vũ khi công nghệ mới. Có lẽ trong thập kỷ tiếp theo. Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian cận trái đất.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại