> Mọi giá phải đáp ứng đủ điện…
> Tuyệt đối không để mất điện trong những ngày thi
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tham gia chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tối 4/8, để trao đổi về đợt tăng giá điện thêm 5% từ 1/8.
"Cứ mỗi lần đặt vấn đề diều chỉnh giá điện, chúng tôi có tâm trạng rất khó tả", ông nói. Tuy nhiên, ông cho biết tăng giá điện là việc không thể không làm và lẽ đã làm sớm hơn, vì từ tháng 12/2012 đến nay một loạt chi phí đầu vào của ngành điện đều tăng lên, nếu kéo dài việc không tăng giá, ngành điện sẽ rất khó khăn.
Khẳng định ngành điện phải "tự thân" giải quyết, song đại diện cơ quan quản lý cũng cho hay cần sự chia sẻ của người dân và xã hội trong vấn đề giá.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng mặc dù tăng giá chung nhưng cơ quan điều hành vẫn giữ nguyên chính sách hỗ trợ đối với các hộ nghèo, dùng dưới 50 kWh điện một tháng. "Đây là cố gắng lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Từ 1/8, giá điện bán lẻ bình quân tăng 5% lên 1.508,85 đồng một kWh, khiến hóa đơn tiền điện của hộ gia đình phát sinh thêm 6.800 đồng đến 37.200 đồng mỗi tháng.
Mức tăng tuy không lớn nhưng theo nhiều chuyên gia là khá bất ngờ và gấp gáp, công bố tối 31/7 rồi áp dụng luôn cho sáng hôm sau, dù trước đó cơ quan quản lý chưa đề cập tới thời điểm tăng. Trong điều kiện nhiều mặt hàng thiết yếu khác như xăng dầu, gas, sữa... cũng đồng loạt điều chính, viêc quyết định này sẽ tác động lớn tới mặt bằng giá cả, sức mua. Nguyên điều chỉnh được ngành điện công bố là do tăng giá đầu vào (than, khí...) cũng chưa làm thỏa mãn dư luận bởi cơ cấu giá sản xuất điện hiện vẫn chưa được công khai.
Ông Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) cho hay, việc giá điện tăng 5% từ ngày 1/8 sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,12%. Trong khi đó, lần tăng giá xăng gần nhất vào 17/7 cũng đã khiến chỉ số này tăng khoảng 0,1%.
Liên quan tới việc chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết ngày 31/7, Thủ tướng đã ban hành văn bản kiên quyết ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, thậm chí là không có khả năng nhưng lại được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, rồi bán lại giấy phép hoặc trục lợi trên quy định của Chính phủ. Văn bản này cũng quy định doanh nghiệp 2 năm liên tiếp không xuất khẩu được quá 10.000 tấn gạo mỗi năm thì không cấp phép.
Theo Huyền Thư
vnexpress.net