Trên tạp chí Evolutionary Psychological Science, các nhà nghiên cứu từ trường Cao đẳng Wooster, Ohio viết: “Phát hiện của chúng tôi đã lần đầu tiên chứng minh rằng hành vi “nhả đạn” và thành phần của “tinh binh” thay đổi trong phản ứng với kích thích từ “người lạ”.
Người ta đã biết rằng sinh lý và hành vi của phái mạnh bị tác động khi họ gặp “đối tác mới”. Ví dụ một nghiên cứu năm 2000 cho thấy khi nam giới tiếp xúc nhiều lần với một kích thích “gợi cảm”, thì họ không chỉ kém “hào hứng” hơn mà còn ăn kém ngon và kém hấp thu hơn. Sự “hào hứng” và cùng với đó là chu vi của “cậu nhỏ”, tăng lên khi “cậu lớn” gặp được người mới sau khi đã trở nên quen thuộc với “người cũ”. Những phát hiện này có liên quan với bản năng sinh lý của phái mạnh, có tác dụng làm tăng “bản lĩnh đàn ông” trong mắt của “đối tác” mới, nhờ đó cải thiện cơ hội tạo ra những đứa con.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem liệu việc “phóng đạn” của các quý ông có thay đổi khi đứng trước “người mới” và “tình xưa” hay không. Tổng cộng có 21 nam giới “chuẩn men” từ 18 đến 23 tuổi được đưa vào nghiện cứu. 48 - 75 giờ một lần trong 15 ngày, các đối tượng được xem 7 đoạn video với những cảnh “nóng” tại phòng riêng.
6 đoạn video trong đó được đóng bởi cùng diễn viên nam và nữ, trong khi đoạn phim thứ 7 vẫn là diễn viên nam cũ nhưng diễn viên nữ mới. Mỗi đoạn video gồm một clip dài 3 phút từ đoạn phim hơn 20 phút và được chiếu đi chiếu lại cho đến khi người xem “nhả đạn”.
Kết quả cho thấy thời gian “từ khi đi chợ đến khi hết tiền” thay đổi từ 4 - 21 phút. Với 6 đoạn phim đầu tiên, không thấy có “hiệu ứng thói quen”, nghĩa là việc xem đi xem lại cùng một người đẹp không làm tăng hay làm giảm thời gian “tiêu tiền” của phái mạnh. Tuy nhiên, họ thường “hết tiền” nhanh hơn và với chất lượng cao hơn khi xem đoạn phim thứ 7, có mặt “người đẹp” mới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đàn ông thích "ăn phở” vì hai lý do. Thứ nhất, về mặt lý thuyết, họ đã có trứng được thụ tinh hoặc tinh trùng được lưu lại bởi người phụ nữ được coi là “cơm nguội” ở nhà. Thứ hai, những phát hiện này liên quan đến khái niệm về sự cạnh tranh của “tinh binh”, ám chỉ cuộc đua giữa “tinh binh” của hai người đàn ông khác nhau để đến với “nàng” trứng của một người đẹp. Điều này xảy ra nhiều hơn trong những mối quan hệ “ngoài chồng ngoài vợ” - khi đàn ông làm “chuyện ấy” với người không phải là người phối ngẫu của mình.
Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ về bản tính “ham của lạ” của đàn ông, mà nó còn có ý nghĩa trong việc chẩn đoán vô sinh nam và các kỹ thuật sinh sản. Ví dụ, thúc đẩy những hành vi giống hoàn cảnh bình thường có thể cải thiện sự chính xác của chẩn đoán vô sinh nam, trong khi sử dụng kích thích “mới” có thể cỉa thiện kết quả của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.