> Bóc mẽ 90% sừng tê giác giả tại Việt Nam
> Siết quản sừng tê giác chiến lợi phẩm
Hình ảnh do Ogilvy & Mather Việt Nam phát triển, miêu tả một cá thể tê giác với sừng bị lấy đi và thay thế vào đó là hình ảnh bàn chân người. Cách thể hiện này nhằm khẳng định thông điệp sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin, giống hệt như thành phần trong móng chân, móng tay người.
“Sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ keratin và hoàn toàn không có tác dụng chữa ung thư hay tăng cường khả năng tình dục. Nhiều loại thuốc đông y đã được chứng minh có thể chữa trị hiệu quả một số bệnh và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Nhưng sừng tê giác không phải một trong các loại thuốc đó,” Tiến sĩ Naomi Doak, Điều phối viên Chương trình TRAFFIC Tiểu vùng Mekong mở rộng nói.
“Những lời đồn thổi, những lời nói dối vẫn lan rộng và đang châm ngòi cho nhu cầu và sử dụng sừng tê giác.”
Số vụ săn bắt trộm tê giác châu Phi đã tăng từ 13 trong năm 2007 lên 668 trong năm 2012. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, hơn 200 cá thể tê giác đã bị giết tại Nam Phi, trong khi nhiều quốc gia Châu Phi và châu Á khác cũng đang phải đối mặt với nạn săn trộm tê giác ngày càng gia tăng.