Sự cố Trung - Ấn hé lộ những kế hoạch bá quyền?

TPO - Mối quan hệ của Trung Quốc và Ấn Độ đã xuất hiện sự căng thẳng nguy hiểm sau khi xảy ra vụ xâm nhập cách đây 3 tuần của lính Trung Quốc vào vùng giáp biên La Dakh - phần lãnh thổ mà Trung Quốc luôn nhòm ngó.

Sự cố Trung - Ấn hé lộ những kế hoạch bá quyền?

TPO - Mối quan hệ của Trung Quốc và Ấn Độ đã xuất hiện sự căng thẳng nguy hiểm sau khi xảy ra vụ xâm nhập cách đây 3 tuần của lính Trung Quốc vào vùng giáp biên La Dakh - phần lãnh thổ mà Trung Quốc luôn nhòm ngó.

Hành động hung hăng như thế gây ra sự căng thẳng, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển giao thế hệ trong thành phần lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh và gia tăng ngân sách quốc phòng. Liệu đây có phải là sự bằng chứng cho những kế hoạch bá quyền của Trung Quốc trong tương lai? Tờ Bình luận quân sự đã trao đổi với một số chuyên gia về vấn đề này.

Atlantico: Vào đầu tháng 3/2013 Trung Quốc đã công bố về việc tăng 10,7% ngân sách quốc phòng của mình, và như vậy đạt mức 720,2 tỷ nhân dân tệ (88,8 tỷ euro). Đây là mức chi tiêu cho quốc phòng cao nhất trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ. Ngoài ra, một số chuyên gia còn cho rằng, chi phí thực tế hiện nay của Trung Quốc vượt xa những con số được công bố. Bắc Kinh theo đuổi chiến lược gì, nếu dành cho các nhu cầu quốc phòng ngân khoản lớn như thế? Việc tăng ngân sách này liên quan tới điều gì?

Jan-Venxan Brixxe: Nhiều năm qua các chuyên gia khác nhau đã đưa ra những tính toán để làm sáng tỏ một điều là, những chi phí quân sự chính thức của Bắc Kinh trên thực tế cần phải nhân lên 2, 5 hoặc thậm chí 8 lần. Quan trọng nhất đó là phải hiểu được Bắc Kinh nhìn nhận các lực lượng vũ trang của mình trong khuôn khổ nào. Và họ muốn hoán cải nó như thế nào.

Chúng ta hãy bỏ đi những chuyện hươu vượn và sẽ nói đến một sự việc không thể tranh cãi: Trung Quốc đang có ý định trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất về quân sự và có được trong tay mình những phương tiện phù hợp với tiềm lực kinh tế của họ. Chương trình đến năm 2030 được thông qua trong nước, có lẽ, dựa trên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước, và đồng thời xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ khả năng tiến hành các hoạt động xa bờ biển nước mình.

Trung Quốc và Ấn Độ luôn căng thẳng về vấn đề biên giới kể từ 1962.

Như vậy, Trung Quốc cần có đủ sức mạnh để ngăn cản bất kỳ lực lượng nước ngoài nào đi vào vùng lãnh hải của mình, mà theo quan niệm của giới lãnh đạo nước này trải dài chút nữa thì tới trung tâm Thái Bình Dương. Đối tượng tác chiến chính theo quan điểm này là các tàu sân bay Mỹ. Để hiện thực hóa dự án nêu trên cần phải có lực lượng không quân của hải quân-lực lượng đủ khả năng kiểm soát không phận trên toàn bộ khu vực rộng lớn này. Các nhiệm vụ của lục quân chỉ giới hạn ở việc bảo vệ biên giới và đấu tranh với kẻ thù trong nước.

Pier Picar: Trung Quốc- đó là một siêu cường thế giới và một quốc gia phát triển tương lai. Trong một tiền đồ như vậy nước này cần phải có một quân đội hiện đại để phòng thủ lãnh thổ của mình và ngăn chặn việc hình thành các liên minh chống Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc muốn bảo vệ các tuyến vận tải đường không và đường biển liên quan chặt chẽ tới việc cung cấp nguyên liệu, các nguồn và phương tiện chuyên chở năng lượng. Cuối cùng Bắc Kinh có ý đồ thể hiện vai trò nổi bật trên vũ đài quốc tế (điều này đã được thấy rõ trong việc gửi quân tham gia kiến tạo hòa bình) và khẳng định tư cách nước lớn của mình. Việc tăng chi phí quốc phòng cũng liên quan tới việc gia tăng ngân sách quốc gia của Trung Quốc, tăng chi phí cho y tế, giáo dục, khoa học và hoạt động của khối cơ quan nhà nước…Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng và nước này có thể khoe khoang sự dư thừa đáng kể nguồn ngân sách.

Bắc Kinh đổ những khoản tiền to lớn vào việc phát triển các lực lượng vũ trang. Nhiệm vụ và mục tiêu của Trung Quốc-đó là xây dựng một quân đội hùng mạnh (hải, lục, không quân), sẽ có những phương tiện và công nghệ cần thiết (các hải cảng, tàu ngầm, máy bay cường kích, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, tuần dương hạm, đào tạo các kỹ sư trình độ cao…). Trung Quốc muốn có đủ khả năng đáp trả một cách kiên quyết trong trường hợp cần thiết.

Có thể hiểu thế nào về bài báo được công bố trên tờ Le Temps của Thụy Sỹ ngày 21/3, về việc Trung Quốc đang giăng ra khắp thế giới “một cái lưới thực thụ trên biển” , cụ thể ở châu Phi, châu Âu và châu Á. Cái lưới này có lẽ là một phần chiến lược quân sự của nước này. Những hậu quả sự hiện diện của Trung Quốc gần bờ biển 3 lục địa này sẽ như thế nào?

Jan-Venxan Brixxe: Vài thập niên trước đây Trung Quốc bắt đầu xây dựng một loạt hạng mục công trình hàng hải, từ các công trình cảng tới các trung tâm theo dõi và/hoặc thu âm và phân tích. Hiện nay đây là “chuỗi ngọc trai” trải dài từ biển Biển Đông tới vịnh Aden: Vài trăm năm trước các đoàn thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa đã đi theo lộ trình này.

Trung Quốc thế kỷ XXI đang xây dựng các kế hoạch chiến lược hướng ra biển. Và đang tạo ra những phương tiện cần thiết để thực hiện các kế hoạch đó. Lúc này và cả một thời gian dài nữa tham vọng bá chủ trên biển của Trung Quốc sẽ còn giới hạn ở một phần Thái Bình Dương và Biển Đông. Như vậy những khả năng quân sự của Trung Quốc ngoài các phạm vi này là không lớn. Trên góc độ quân sự chúng được giới hạn bằng việc bảo vệ những con đường cung cấp (nhiên liêu, năng lượng) và công dân, như chúng ta đã thấy điều này ở bờ biển Somalia và Libya, và không nhắm tới những hành động tích cực hơn. Vì thế, vai trò của các trung tâm theo dõi cũng không quá lớn. Những công trình ở các cảng khác nhau tạo điều kiện giảm bớt khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động hãn hữu ở xa, nhưng trước hết liên quan tới vị trí của một nước là nhà sản xuất lớn và một trong số những nước chủ yếu sử dụng các tàu chở hàng.

Trong suốt 30 năm qua thái độ đối với sức mạnh quân sự ở Trung Quốc đã trải qua những thay đổi đáng kể. Năm 1983 Mao Chủ tịch qua đời, cái chết của ông cũng có khả năng theo một kế hoạch chính trị nào đó. Vào thời điểm ấy Đặng Tiểu Bình chính thức tiến hành hiện đại hóa Quân giải phóng nhân dân-hiện đại hóa cuối cùng trong “4 hiện đại hóa”. Từ đó nhiều điều đã thay đổi. Những người lãnh đạo hiện nay nhận thức rằng, ảnh hưởng ngoại giao phần nhiều dựa vào những khả năng quân sự. Nhận thức được tình hình liên quan trực tiếp tới cuộc chiến tranh ở vùng vịnh Pecxich, mà trong thời gian nó diễn ra một điều đã trở nên rõ ràng là, vũ khí trang bị kỹ thuật của Trung Quốc trong tay Saddam Hussein đã trở nên hoàn toàn lạc hậu.

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phiên bản 1990 phần nhiều là những đội tự vệ với số lượng không nhiều những phân đội tương đối chuyên nghiệp. 20 năm trôi qua, quân số giảm đi một nửa, còn ngân sách tăng lên gấp 4 lần. Dẫu sao cũng như trước đây nó vẫn là đội quân “nghèo”, bởi vì chi phí chỉ vỏn vẹn có 25.000 USD cho một quân nhân trong 1 năm (lương, huấn luyện, quân trang và vũ khí). Để so sánh: Tại Pháp chỉ số này bằng 230.000 USD một năm, còn ở Mỹ- là 450.000 USD.

Hoa Kỳ-siêu cường mạnh nhất thế giới từ góc độ kinh tế và quân sự. Liệu họ có coi việc Trung quốc gia tăng ngân sách quốc phòng là một mối đe dọa?

Jan-Venxan Brixxe: Vấn đề chính bây giờ không phải là việc Trung Quốc tăng ngân sách quân sự của mình lên bao nhiêu, mà là ở việc nước này có ý định sử dụng như thế nào số tiền bạc dồi dào này, mà trong thời gian gần đây dành cho việc vũ trang quân đội của mình. Tốc độ tăng chi phí trong 20 năm qua có vẻ rất đáng kể.

Nếu đối với Hoa Kỳ có tồn tại một mối đe dọa nào đó thì, nó xuất phát không phải từ việc mở rộng hơn một cách tương đối những khả năng về quân sự của Trung Quốc qua lăng kính ngân sách, mà từ những kế hoạch mới hướng ra Thái bình dương, mà lãnh đạo Trung Quốc công khai thể hiện. Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II Washington là một đồng minh của Tokyo và Seoul đã thường xuyên được hưởng quyền hoàn toàn tự do hải hành trong vùng biển tiếp giáp với bờ biển Hoa lục. Hiện nay Bắc Kinh đang có tham vọng tước đoạt quyền tự do và lợi thế này.

Trong thời điểm hiện tại mọi sự chưa đi xa hơn những lời tuyên bố to tát, nhưng trong tương lai tình hình có thể dẫn tới những hành động hiếu chiến từ phía các phi công hoặc các thủy thủ, những người có thể không làm chủ được các kỹ năng cần thiết về mặt kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Điều tương tự như thế đã từng xảy ra trong quá khứ, và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép bỏ qua sự mạo hiểm của việc leo thang.

Những lĩnh vực quân sự nào là lĩnh vực ưu tiên đối với Bắc Kinh?

Jan-Venxan Brixxe: Từ đầu kỷ nguyên của Mao Trạch Đông, bỏ qua những câu chuyện về “những con hổ giấy”, ưu tiên được dành cho các lực lượng hạt nhân và tên lửa. Chỉ những lực lượng này mới có thể tránh được sự điên rồ tự sát mà Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa đã biến thành. Trong suốt nhiều thập niên đứng trên mũi nhọn trong các lực lượng vũ trang thông thường là lục quân, bởi vì lực lượng này là sự khẳng định một cách trực quan định ngữ “nhân dân”. Hơn nữa, từ góc độ hành chính nó có ưu thế về mối quan hệ với các binh chủng khác. Từ đó mọi sự đã đổi khác nhiều.

Hải quân, còn nói cho chính xác hơn thì toàn bộ hải quân ngoại trừ những binh đoàn bờ biển, bắt đầu được tách riêng từ cuối thập niên 70 dưới sự lãnh đạo có tầm nhìn xa của Lưu Hoa Thanh. Vào thời điểm đó hải quân đứng ở vị trí ưu tiên. Sự ưu tiên này đã mang lại những kết quả cụ thể: đây là đang nói về việc hạ thủy tàu sân bay được làm ầm ĩ trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay chưa đem lại giá trị đặc biệt theo quan điểm tiến hành chiến dịch, và nói về việc xây dựng hạm đội tàu ngầm hiện đại ít nổi bật hơn nhưng quan trọng hơn nhiều. Trong các lực lượng không quân cũng đang diễn ra việc hiện đại hóa, mặc dù họ hiện có phần lớn trang bị kỹ thuật đã quá cũ kỹ. Những máy bay “thế hệ thứ 5” mà xung quanh chúng gần đây đã xuất hiện biết bao câu hỏi, đây có lẽ không phải nguyên mẫu, mà là những mô hình để thị uy nào đó.

Ngoài ra, PLA đã hy vọng cả về thông tin cũng như thực tiễn dựa trên sự phát triển những khả năng quân sự phi đối xứng, từ việc quân sự hóa vũ trụ tới tấn công điều khiển học. Dầu sao, để chứng minh tính hiệu quả hoạt động còn đòi hỏi phải có sự thể hiện.

Pier Picar: Quân đội Trung Quốc đang nhận được những công nghệ và máy bay tiêm kích mới, cũng như hồi đầu năm trong lực lượng hải quân đã xuất hiện tàu ngầm nguyên tử đầu tiên. Đây là một quân đội đông nhất thế giới, với quân số 1.250.000 người. Ngân sách quân sự cho năm 2015 đạt 238 tỷ USD với tốc độ tăng 18,5%. Ngân sách này có thể sánh với các siêu cường khác như Mỹ, và một vài quốc gia châu Á khác (Nhật Bản, Thái Lan…) - những nước có thể dư thừa ngân sách quốc phòng lớn.

Việc dựa vào sự phát triển sức mạnh quân sự như vậy đối với Trung Quốc có phải là phương pháp tự khẳng định mình trong chính sách đối ngoại?

Jan-Venxan Brixxe: Sau 40 năm tranh luận về tính “nhân dân” của quân đội Trung Quốc trên cơ sở hệ tư tưởng, lãnh đạo nước này đã nhận thức được việc cần phải có một định hướng mới để khẳng định sức nạnh quân sự của nước mình. Những nguồn tài chính và vật chất được chi ra trong khoảng hơn 1 thập niên vừa qua đang là sự minh chứng cho tham vọng hướng tới sức mạnh bằng con đường cải cách này. Dầu sao, động thái gần đây cũng chứng tỏ nhiều hơn là, điều kiện thông qua quyết định hiện đại hóa này chưa đủ chín muồi, và Trung Quốc không khẳng định được trên thực tế những khả năng nào đó trên trường quốc tế.

Pier Picar: Tới năm 2016 Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc kinh tế mạnh nhất trên thế giới. Bất kỳ quốc gia nào cũng có 2 nhiệm vụ trong thời gian phát triển: Đất nước muốn tránh được ngoại xâm và, như vậy phải có nhu cầu về những phương tiện hiện đại. Quân đội Trung Quốc đã không còn phù hợp với những thành quả mà đất nước đạt được. Hiện nay Bắc Kinh không cảm thấy mối đe dọa, và muốn đóng một vai trò rõ nét trên trường quốc tế, nuôi tham vọng xây dựng một quân đội tương xứng với vị thế của một cường quốc kinh tế. Nước này cần phải tiến hành những cuộc cải cách văn hóa và chính trị, đồng thời xây dựng một chính sách quốc phòng phù hợp. Để chiến thắng, những người Trung Quốc có thể sử dụng một vài chiến lược quân sự.

Đỗ Ngọc Inh (Theo Bình luận chính trị 6/5/2013)

Theo Đăng lại