Sản xuất cam xã Đoài theo hướng nông sản sạch

TP - Cam xã Đoài vỏ vàng, mọng nước, tép cam tan trong miệng, vị thanh, ngọt, hương thơm dịu. Thật khó có một loại cam nào ngon và có mùi vị đặc trưng khác biệt, hấp dẫn đến như vậy. 

Từ thời Pháp thuộc một người Pháp mang loại cây này về trồng ở thôn Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Do là nơi xuất xứ của loại cam này nên đặt tên giống cam là xã Đoài. Hiện nay cam xã Đoài được trồng cả ở các huyện khác của Nghệ An như Quỳ Hợp, Con Cuông, Thái Hòa… nhưng diện tích nhiều nhất vẫn là xã  Đoài có khoảng 20 ha và do đất đai có thành phần nông hóa, thổ nhường khác biệt nên cam ở đây chất lượng vẫn giữ được các đặc tính nguồn gốc, đặc trưng ban đầu.

Để tiếp tục duy trì và giữ được những đặc tính quý nguyên bản của giống cam này và nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cần phải sản xuất theo quy trình Việt Gap, Global GAP nhằm làm ra sản phẩm sạch, an toàn. Thực hiện được quy trình trên trong đó có biện pháp bón phân NPK Văn Điển, ngoài giúp cho cam sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, phân Văn Điển còn bồi bổ cho đất màu mỡ, bổ sung các chất trung vi lượng cho đất sẽ giúp cam giữ được những đặc tính quý đặc trưng của giống. 

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển, trong đó có phân NPK chuyên dụng bón cho cam, khác với một số loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng với đầy đủ 16 nguyên tố thiết yếu cho cây. Phân NPK Văn Điển sản xuất theo phương pháp phối chế đạm và kali bằng công nghệ vo viên 3 màu bằng Mg, S bọc đạm và kali nên hạn chế bị rửa trôi, không có chất phụ gia nên thành phần dinh dưỡng cao, cây sử dụng được hầu hết, không để lại tồn dư chất độc hại cho đất và môi trường.

Thiếu vi lượng làm cây mất cân đối về dinh dưỡng dễ xảy ra bệnh khảm vàng lá, rụng hoa, rụng quả non, vi lượng còn giúp giảm số hạt, tăng hương vị, làm đẹp mã cho quả. Các chất trung vi lượng trên đều có trong các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển: Ví dụ phân NPK Văn Điển bón cho cam 12-8-12, với thành phần dinh dưỡng: N:12%, P205: 8%; K20: 12%; S:3%; Mg0: 8%; CaO: 15%; Si02: 13% và các chất vi lượng: Zn, Bi, Fe, MgO, Cu, Co…

Đối với cam thời kỳ kinh doanh: Số lượng phân đầu tư tùy theo độ tuổi cây và năng suất. Trong năm kết hợp bón phân hữu cơ với phân Văn Điển. Chia làm 4 đợt bón: Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả (đây là lần bón quan trọng nhất), giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng. Bón một gốc từ 10- 15kg phân hữu cơ, 1- 3kg lân Văn Điển. Ba đợt sau bón bằng loại phân NPK Văn Điển: 12-5-10 hoặc 12-8-12, 12-12-17. Đợt 2: Bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và lộc xuân. Cam từ 4 đến 7 năm, bón một gốc 1- 1,5kg; cam từ 8- 11 năm, bón một gốc 1,5- 2kg; cam trên 11 năm, bón một gốc 2,5- 3kg. Đợt 3: Sau khi ra quả sinh lý (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả. Cam từ 4- 7 năm, bón một gốc 1,5- 2kg. Cam từ 8- 11 năm, bón một gốc 1,5- 2kg, cam trên 11 năm, bón một gốc 2,5- 3kg. Đợt 4: trước khi thu hoạch 1- 1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Cam từ 4-7 năm bón một gốc 2- 2,5kg, cam từ 8-11 năm, bón một gốc 2,5- 3kg; cam trên 11 năm bón một gốc 3,5- 4kg.

Cách bón: Xới đất, làm cỏ, rải phân theo đường chiếu của tán cây trở vào cách gốc 40- 50cm, lấp đất. Nếu đất khô phải tưới đủ ẩm.