> Lại cấm mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã trao đổi về những vấn đề dư luận đang băn khoăn trước giờ G.
Đầu mùa thi, ngành GD&ĐT gửi công điện cho phép thí sinh mang một số loại thiết bị đặc biệt vào phòng thi, sau đó lại tốn thêm giấy mực để giải thích việc cho mang và không cho mang vậy ông có đảm bảo chủ trương này đến được với từng thí sinh?
Thực tế, thông tư bổ sung đã rất rõ ràng, nhưng do các trường cho biết còn lúng túng, chưa thực hiện được. Bộ gửi công điện, rồi thông báo của Bộ tiếp theo là giải thích rõ cho Hội đồng thi.
Thí sinh không có vướng mắc gì ở điều này cả vì vậy nó không ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh mà chỉ giúp các em tin tưởng vào một kỳ thi nghiêm túc. Việc bổ sung quy chế chỉ nhằm giúp các Hội đồng thi dễ xử lý tình huống.
Vậy việc kiểm soát ở các hội đồng thi có gì khó khăn?
Trong quy chế đã quy định rất rõ những thứ thí sinh được và không được mang vào phòng thi.
Trước đây những vật dụng như thế mang vào phòng thi thì lập tức bị lập biên bản và đình chỉ thi. Nay, những thiết bị như vậy sẽ được xem xét xem có đúng mục đích sử dụng và có đúng với những thiết bị được phép mang vào hay không để sử lý sau khi kết thúc thi.
Có phải tất cả các thí sinh ở 52 huyện nghèo của Việt Nam đều được vào học đại học không?
Thí sinh 62 huyện nghèo được vào học kiến thức bổ sung trước khi vào học chương trình ĐH chính thức, không phải dự thi tuyển sinh như những năm trước.
Đây là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ học sinh các huyện nghèo tiếp cận với giáo dục để trở về góp phần xây dựng kinh tế, xã hội ở địa phương.
Bộ GD&ĐT chưa nhận được báo cáo; tuy nhiên, có một số trường yêu cầu quá cao nên số học sinh diện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30 a của Chính phủ không đạt yêu cầu; ví dụ các trường này đòi hỏi lực học giỏi, tốt nghiệp loại khá...
Có những trường mở rộng điều kiện, không có rào cản thì thí sinh diện này có thể vào được. Có thể nói: tất cả các trường đã thực hiện nghiêm quy định này của Bộ.
Có ý kiến lo ngại rằng, với quy định này sẽ có hiện tượng tiêu cực như chạy trường, chạy hộ khẩu để vào thẳng đại học. Bộ GD&ĐT kiểm soát tình hình thế nào?
Đã quy định rất rõ: thí sinh phải học 3 năm phổ thông ở huyện nghèo và tốt nghiệp phổ thông ở đó, vì vậy không phải tất cả thí sinh ở đó đều được xét tuyển vào học. Tỷ lệ xét tuyển so với chỉ tiêu của các trường ra sao, liệu có lo ngại rằng số thí sinh được xét tuyển thẳng có
quá lớn không?
Số liệu hiện tại cho thấy, số lượng thí sinh xét tuyển thẳng không nhiều; có trường 4-5 thí sinh; có trường 10 thí sinh; có trường vài ba chục thí sinh...
Những con số đó không đáng kể so với chỉ tiêu giao cho các trường. Vì vậy số lượng này không đủ lớn để gây sự xáo trộn trong chương trình đào tạo của các trường do thí sinh 62 huyện phân tán đi cả nước và chủ yếu là vào các trường địa phương. Vì vậy chủ trương này không ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của
các trường.
Hồ Thu