Hàng trăm chuyện nhà nông đang chờ các em: Trông nom em bé, theo mẹ ra đồng, ra rẫy làm lụng, chăn thả bò, gùi cây lên rẫy…Nhiều em còn rất bé, chưa đến tuổi lao động song đã trở thành những lao động chính trong gia đình, thay bố mẹ cán đán việc đồng áng, nương rẫy kể cả hoàn công, đổi công.
Nhiều gia đình khác không đủ đất đai canh tác, mùa hè các em lại đi làm thuê, cuốc mướn, chăn thả bò cho người khác, đi nhặt nhạnh ve chai nhom nhựa bán kiếm chút tiền phụ giúp gia đình.
Ở các tỉnh Bắc Tây Nguyên, trẻ em nông thôn rất thiếu điểm vui chơi, giải trí. Ví như tỉnh Kon Tum chỉ mới có 03 điểm vui chơi dành cho trẻ em ở tỉnh; 08 công trình nhỏ ở huyện; 47 điểm vui chơi ở các trường mầm non thuộc xã, phường, thị trấn; 14 nhà văn hoá, cụm văn hoá và 50 thư viện xã với chất lượng và khả năng phục vụ thấp, nhất là tại những điểm vui chơi thuộc xã, phường.
Kon Tum hiện có 160 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi, đang sinh sống và học tập tại 97 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên rộng lớn gần 10 nghìn km2…do đó cơ hội để các em tiếp cận với các điểm vui chơi công cộng là rất ít.
Ngủ đi akay ơi. Bế em cho mẹ, việc thường xuyên của trẻ em vùng cao
Mùa hè xanh của các anh chị thanh niên tình nguyện khiến các em rất vui thích nhưng đâu phải bạn nào cũng có diễm phúc
Mới lên bảy lên tám đã phải chân trần, gùi cây về buôn với mẹ. Mùa hè ở Tây Nguyên là mùa gieo trồng mà!
Mò cua, bắt cá, từ bé đến lớn đều ra đồng như nhau
Sớm phải lao động, A Duyên ở Đăk Hà-Kon Tum bị mảnh đạn găm vào tay khi đang cuốc cỏ mì
Chăn thả bò, công việc thường nhật của nhiều em bévùng cao
Nguyễn Duy Thế Hậu-Tổ 1 phường Cheo Reo –Aynpa vừa học xong lớp 8, nghỉ hè là phải vác cuốc đào đất làm gạch với ba mẹ
Phố xá Kpn Tum, nhà cửa xe cộ nhộn nhịp, song với những đứa trẻ nghèo này vẫn ngày ngày trên chiếc xe bò, lên nương phụ ba mẹ
Nhiều đứa trẻ ở buôn Ma DJơng –Ayunpa này chuyên đi nhặt rác về phụ giúp gia đình trong những ngày hè.
Em đang nghĩ đến những chân trời, những giấc mơ xa từ cánh đồng này, từ hoàn cảnh này.