Từ trước tới giờ, chúng ta vẫn tin rằng, cách đây 66 triệu năm, ngọn núi lửa ở vùng Vịnh Mexico phun trào xóa sạch khoảng 75% sự sống trên Trái đất, tiêu diệt loài khủng long và làm ảnh hưởng tới sự tồn vong của nhiều loài động vật, và nó được coi là thảm họa thảm khốc nhất mà trái đất đã từng phải chịu đựng. Điều đó giờ đây được xác định là không chính xác.
Trước đó nhiều năm, Trái đất thậm chí còn phải hứng chịu một thảm họa khốc liệt và kịch tính hơn nhiều. Đó là một sự kiện cực kỳ thảm khốc có niên đại khoảng 250 triệu năm trước đã hủy diệt 90% cuộc sống trên Trái đất. Các nhà khoa học gọi nó là “Cái chết khủng khiếp” (Great Dying),
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một ngọn núi lửa khổng lồ khác đã phun trào cùng lúc với Great Dying, nhưng việc xác định xem liệu hai ngọn núi lửa phun trào này có kết nối với nhau hay không và ở mức độ nào vẫn còn là chủ đề tranh luận.
Phát hiện mới này, được xuất bản trên Tạp chí Khoa họa địa chất tự nhiên (Nature Geoscience), đã sử dụng các mẫu từ vỏ Trái đất để phát hiện sự phun trào cổ đại có thể ảnh hưởng đến Trái đất như thế nào.
Trong nghiên cứu mới của mình, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều nguyên tố hóa học đã từng xuất hiện trong hồ sơ địa chất của Trái đất vào khoảng thời gian Great dying phun trào.
Tuy nhiên, sau đó, các nguyên tố hóa học này đã biến mất, cho thấy rằng một lượng hóa chất khổng lồ bao gồm clo và i-ốt được phun vào bầu khí quyển của Trái Đất. Điều đó có thể đã trở thành “ngày tận thế” đối với tất cả các sinh vật sống trên hành tinh vào thời điểm đó.
Michael Broadley, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Vật lý thạch học và Khảo sát địa hóa giải thích: "Chúng tôi đã đi tới kết luận rằng một lượng cực lớn các phân tử halogen có trong thạch quyển Siberia đã bị phun vào bầu khí quyển của Trái đất trong vụ núi lửa phun trào, phá hủy tầng ôzôn vào thời điểm đó và gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt".
Không có một bầu khí quyển ổn định để bảo vệ bề mặt trái đất khỏi sự tàn phá của Mặt trời, cuộc sống nhanh chóng bị hủy diệt. Chỉ một vài dạng sinh vật sống may mắn có khả năng thay đổi gen để tồn tại cho đến khi bầu khí quyển ổn định trở lại. Và mọi sinh vật đang sống trên Trái Đất ngày nay đều là hậu duệ của những loài sinh vật đã biết tìm ra cách sống sót khi đó.