Hóa thạch tìm thấy được đặt tên Cronopio dentiacutus, là một hộp sọ với miệng hẹp nhưng răng dài tới 20-23 cm. Các nhà khoa học nhận định, hóa thạch của loài động vật có vú này xuất hiện gần cuối kỷ Triat, cách đây 220 triệu năm.
Thời điểm loài động vật có vú này phát triển cũng chính là lúc loài khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, hóa thạch của loài Cronopio dentiacutus không nhiều, kích thước chúng tương đối nhỏ.
Theo các chuyên gia, hộp sọ động vật có thể tồn tại lâu đời thứ hai được tìm thấy tại Nam Mỹ, sống vào thời điểm loài khủng long vẫn còn tồn tại trên Trái Đất.
Các nhà khảo cổ sinh vật học thuộc Đại học Louisville, Mỹ đã phát hiện địa điểm của hóa thạch loài vào năm 2002. Tuy nhiên, hộp sọ nằm ẩn trong đá và rất khó nhận dạng. Khai quật hộp sọ này năm 2005, các nhà khoa học mới chỉ nhận định đó là loài động vật có vú giống sóc.
Công bố được đăng tải trên tạp chí Nationalgeographic.
Tuệ Minh
Theo Nationalgeographic