Các nhà khoa học tại Đại học Chicago, Mỹ đã không ngừng nghiên cứu để trả lời câu hỏi là tại sao một con vật lớn như voi lại có tỷ lệ ung thư thấp hơn đáng kể so với các sinh vật nhỏ hơn, chẳng hạn như con người. Những gì họ phát hiện ra là, gien của voi đang làm việc không ngừng nghỉ để ngăn chặn ung thư trong các bộ phận cơ thể của voi.
Thông qua việc kiểm tra xem các tế bào khỏe mạnh của một con voi phản ứng với những mầm mống ung thư như thế nào, các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều rất kỳ lạ.
Một loại protein được gọi là p53, có khả năng phát hiện khối u ở động vật có vú, sẽ phát huy khả năng đặc biệt trong voi. Nó đánh thức một gien đã “chết” khác được gọi là LIF6, khi nó phát hiện ra DNA bị tổn thương và ra lệnh giết chết các tế bào có thể biến thành ung thư này.
Khi các tế bào tổn thương bị ngất đi, chúng sẽ không còn mảy may cơ hội để biến thành khối u nhỏ nữa.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm chức năng này bằng cách làm hỏng các tế bào voi và sau đó ức chế LIF6, tại thời điểm đó các tế bào của voi cũng sẽ phản ứng như những tế bào của những động vật khác: chịu đựng tổn thương để rồi biến thành ung thư.
Mọi việc nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng, gien LIF6 đang hoạt động như một cơ quan bảo vệ với nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào mang mầm mống ung thư trước khi chúng kịp bén rễ bên trong cơ thể.
Đây là một tin tuyệt vời cho những chú voi, nhưng đối con người thì sao? Tất nhiên rằng, chúng ta không có khả năng phát triển có chọn lọc những gen tế bào ngăn chặn ung thư như thế, nhưng biết cách thức quá trình tiêu diệt ung thư hoạt động ở voi có thể mang lại các phương pháp điều trị mới cho động vật có vú, bao gồm cả con người.
Trong tương lai, con người nhiều khả năng sẽ tìm ra những loại thuốc nhằm tạo ra khả năng bắt chước hành vi của gien LIF6 trong voi, hoặc khiến các tế bào mang mầm mống ung thư tự kích hoạt các loại gien LIF khác sẵn có trong cơ thể voi.