> Ông Hollande được bầu là Tổng thống Pháp
Các nhà lãnh đạo chúc mừng
Sau khi kết quả vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp được tuyên bố, ông Hollande đã nhận được điện chúc mừng của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao trong và ngoài nước.
Trước tiên, ông Hollande nhận được điện chúc mừng từ chính đối thủ của mình - tổng thống sắp mãn nhiệm Sarkozy. Ông Sarkozy cũng tuyên bố chính thức thất bại trước nhà lãnh đạo đảng Xã hội Hollande.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã gửi điện chúc mừng nhà lãnh đạo mới Hollande ngay sau khi công bố kết quả bầu cử. Đồng thời bà Angela Merkel đã gửi lời mời ông Hollande tới thủ đô Berline để tham gia cuộc đàm phán.
Theo BBC, thủ tướng Anh David Cameron đã gọi điện chúc mừng thắng lợi của ông Hollande ngay trong đêm 6-5. Cũng trong điện mừng, ông David Cameron cam kết sẽ phối hợp với nhà lãnh đạo đảng Xã hội để thắt chặt mối quan hệ Anh- Pháp.
Trang Telegraph cho biết, chiến thắng của ông Hollande có thể là một khó khăn đối với cả hai thủ tướng Đức Angela và thủ tướng Anh David Cameron. Cả bà Merkel và ông Cameron, hai nhà lãnh đạo sẽ đối mặt với cuộc cuộc tuyển cử vào năm 2013 và 2015 đã đấu tranh cho việc cắt giảm các khoản ngân sách cần thiết cho cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Đồng thời, cả hai cũng đang đối mặt với các nước đối lập về tăng trưởng kinh tế nội địa với các biện pháp thắt lưng buộc bụng, trong đó có Pháp.
Nếu như bà Mekel thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm tới thì sự cân bằng quyền lực với châu Âu sẽ có sự thay đổi đáng kể. Đối với Anh và Tây Ban Nha, hai quốc gia này sẽ đối mặt các gói kích thích kinh tế trở lại của Đức-Pháp.
Thách thức với nhà lãnh đạo mới
Trong vòng một cuộc bầu cử, hình ảnh ông Sarkozy đã bắt đầu xuống hạng, đứng sau ông Hollande. Lúc này cũng chính là thời điểm thách thức đối với ứng cử viên Đảng Xã Hội: “Làm sao để giành được sự ủng hộ của cử tri Pháp để ông có thể vượt qua ông Sarkozy?’.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu nước Pháp có tiếp tục theo đuổi con đường kinh tế “Merkozy” - Angela Merkel / Sarkozy với những chính sách thắt lưng buộc bụng hay sẽ theo đuổi con đường “Merkollande” - Angela Merkel / Hollande với yêu cầu các nước đàm phán lại hiệp ước thuế quan liên chính phủ?
Có thể nhận thấy rằng, hiện nay Pháp đang tìm kiếm sự cân bằng giữa các chính sách thắt lưng buộc bụng và các gói kích thích kinh tế. Nhưng một bằng chứng rõ ràng rằng chính quyền mới sẽ không thể vượt qua bất cứ chính sách hay gói nào nếu như không tạo ra niềm tin và sự kết hợp giữa các ngành nông nghiệp, giữa chính phủ và những người thất nghiệp.
Tại Pháp, vấn đề khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp đó là sự phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng bởi số lượng người nhập cư quá đông. Kể từ khi ông Sarkozy lên nắm chính quyền, việc giảm “chi phí” cho người làm công được tập trung nhiều (ví dụ giảm lương hưu), tuy nhiên chính sách này chưa thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Phương án được đưa ra để giải quyết vấn đề này là Pháp cần đến một cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo chính trị. Đến nay, các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo chính trị và cộng đồng xã hội vẫn chưa có hiệu quả tốt.
Bài toán kinh tế đang là thách thức lớn đới với nhà lãnh đạo mới Hollande. Chính quyền của ông sẽ phải tìm mọi cách để giảm tỷ lệ nợ đối với GDP, mà tối thiểu là phải có được sự hợp tác từ lao động có tổ chức. Từ lâu, Pháp nổi tiếng là quốc gia có truyền thống đấu tranh lao động mạnh mẽ, đặc biệt các cuộc đình công trở lại từ năm 1995 (phản đối cắt giảm lương hưu dưới thời tổng thống Chirac).
Bước vào nhiệm kỳ mới, ông Hollande sẽ phải giải quyết những tồn tại và rút ra những bài học từ người tiền nhiệm của mình.
Gói cải cách mà người tiền nhiệm ông Hollande thực hiện chủ yếu là thu hồi ngân quỹ, do đó, chính phủ, người lao động và các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp đã không còn tin tưởng lẫn nhau.
Một nhiệm vụ đặt ra hiện nay đối với chính phủ ông Hollande là làm thế nào để khôi phục niềm tin và kêu gọi được sự hợp tác có hiệu quả từ các tổ chức lao động, các ngành công nghiệp, nguồn vốn đầu từ của cộng động quốc tế…?
Ông Hollande và đảng Xã hội của mình có thể sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm? Kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng mạnh hơn, xã hội công bằng hơn, nạn thất nghiệp sẽ được giải quyết? Có lẽ đây là những thách thức lớn nhất của ông Hollande khi ông bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống.
Nguyễn Thủy