Nước ép từ trái cây thành 'độc dược' nếu uống theo cách này

TPO - Nhiều người có thói quen uống một ly nước trái cây thay cho bữa sáng. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây đưa ra thực tế là: uống nước trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Ảnh minh hoạ: Internet

Trái cây có lợi cho sức khỏe vì chúng giàu chất xơ và chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Tuy nhiên, khi dùng quá nhiều dưới dạng nước ép trái cây thì bạn sẽ bị mất các dưỡng chất thiết yếu, theo Boldsky.

Nhiều người có thói quen uống một ly nước trái cây thay cho bữa sáng. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây đã đưa ra thực tế gây sửng sốt là: uống nước trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì chúng ít chất xơ và chứa nhiều đường.

Các nhà nghiên cứu khuyên rằng bệnh nhân tiểu đường không nên thay thế thức uống có đường nhiều bằng nước ép trái cây. Vậy nước ép trái cây làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường như thế nào? Theo các nhà khoa học, việc cung cấp một lượng đường lớn, không có nhiều thành phần khác từ trái cây, là một cơ chế quan trọng để nước trái cây có thể đóng góp cho sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Gần 50% trẻ 6 tuổi có ít nhất 1 răng sâu và uống nhiều nước trái cây là một trong những nguyên nhân. Ảnh minh hoạ: Internet

Dưới góc nhìn của các nha sĩ, có 2 vấn đề chính khi cho trẻ uống nước trái cây ép.

Nước quả là thực phẩm của vi khuẩn và đầy axit làm mòn răng

Đầu tiên, đường (trong chính hoa quả đó hay thêm vào) sẽ trở thành thực phẩm của vi khuẩn, vi khuẩn tiết ra axit gây sâu răng.

Gần 50% trẻ 6 tuổi có ít nhất 1 răng sâu và uống nhiều nước trái cây là một trong những nguyên nhân.

Thứ 2, axit trong nhiều nước quả có thể làm mòn men răng và một khi men răng đã bị mất đi sẽ không thể khôi phục được.

Nghiên cứu cho thấy gần 4/5 trẻ có dấu hiệu sún răng và cứ 1/4 trẻ bị mòn răng vĩnh viễn.

Nếu bạn quyết định để trẻ uống nước quả thì uống cùng bữa ăn là cách tốt nhất, tránh uống giữa các bữa ăn.

Còn với các chuyên gia ăn kiêng, có quá nhiều đường trong chế độ ăn uống có liên quan với sâu răng và tăng cân thời thơ ấu.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nên hạn chế các đồ ăn thức uống có đường, trong đó có nước trái cây.

Nhiều người có thói quen uống một ly nước trái cây thay cho bữa sáng. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây đã đưa ra thực tế gây sửng sốt là: uống nước trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì chúng ít chất xơ và chứa nhiều đường. Ảnh minh hoạ: Internet

Nước hoa quả không giống với trái cây tươi và tốt hơn cả là hãy dạy trẻ ăn trái cây tươi thay vì uống nó.

Dickinson cảnh báo rằng lượng đường trong nước quả chiếm phần lớn lượng đường trẻ nạp vào qua chế độ ăn do chất xơ và các thành phần khác của trái cây bị loại bỏ trong quá trình ép nước.

Do đó, giảm nước trái cây ép là cách tốt nếu bạn muốn trẻ giảm lượng đường nạp vào cơ thể.

Hãy tập cho trẻ ăn trái cây thay vì nước quả khi trẻ 12 tháng tuổi. Chỉ cho trẻ uống nước quả vào những dịp đặc biệt với lượng chỉ nửa cốc hoặc ít hơn và tuyệt đối không đưa nước quả vào chế độ ăn của trẻ.

Còn theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), nếu các cháu uống quá nhiều nước trái cây, đến mức thay cả nước thường và không uống thêm nước thường thì có thể bị mất nước do một số loại nước trái cây có tính lợi tiểu, khiến lượng nước bài tiết ra quá nhanh và nhiều. Nếu những ly nước trái cây đó được pha thêm nhiều đường thì còn có thể khiến gan làm việc quá tải, gọi theo kiểu dân gian là "nóng gan", kết hợp với tình trạng mất nước gây khô môi, dễ nổi nhọt, táo bón...

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin và các chất có lợi khác từ trái cây vẫn là ăn trực tiếp trái cây đó, sẽ giúp các bé nhận được các thành phần dinh dưỡng trọn vẹn hơn, đặc biệt là chất xơ. Ăn trực tiếp trái cây cũng giúp các bạn không phải thêm đường vào như khi ép, vắt chúng thành nước. Ảnh minh hoạ: Internet

Để giải quyết tình trạng này, các bạn nên cho các cháu uống nước trái cây vừa phải, không uống thay nước lọc. Nếu bé thích uống thường xuyên thì cố gắng mua trái cây về tự ép, vắt, vì nước trái cây chế biến sẵn hay chứa nhiều đường. Khi tự pha chế nước trái cây cho bé, cần hạn chế lượng đường thêm vào.

Nhưng cách tốt nhất để bổ sung vitamin và các chất có lợi khác từ trái cây vẫn là ăn trực tiếp trái cây đó, sẽ giúp các bé nhận được các thành phần dinh dưỡng trọn vẹn hơn, đặc biệt là chất xơ. Ăn trực tiếp trái cây cũng giúp các bạn không phải thêm đường vào như khi ép, vắt chúng thành nước.