Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của nước dừa có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Loại nước uống bổ dưỡng này có một số tác dụng như
Điều hòa huyết áp, đường huyết, hàm lượng cholesterol trong máu.
Tăng cường năng lượng và trao đổi chất ở cơ thể.
Ngoài ra, nước dừa còn hỗ trợ điều trị:
Đau dạ dày
Kiết lỵ
Khó tiêu
Rối loạn tiêu hóa
Táo bón
Giun đường ruột
Dịch tả
Bất thường tiết niệu
Sỏi niệu đạo
Suy thận
Khô và ngứa da
Nếp nhăn
Dừa là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải ai cũng uống được nước dừa và khi uống cần chú ý kẻo gây hại khôn lường cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Thời điểm 'cấm kị' uống nước dừa
Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Bạn không nên uống dừa vào ban đêm, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp bởi dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá).
Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh. Đặc biệt, người tập võ hay đá bóng không dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền được.
Do vậy bạn nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc dương).
Nước dừa là giải pháp bổ sung lượng nước và chất khoáng mất đi trong các hoạt động thể chất. Nhưng bạn không nên uống một lượng nước dừa quá nhiều sau khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, vì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải rất nguy hiểm.
Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.
Nước dừa có đường, mặc dù bạn cảm thấy nước dừa không ngọt. Đây là đường tự nhiên. Một ly nước dừa chứa 9,6 gram đường, lượng đường này chiếm 30% lượng đường mà cơ thể được phép hấp thụ tối đa một ngày.
Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh... là những bệnh thuộc thể hàn, nên kiêng nước dừa vì nước dừa cũng thuộc âm, tính hàn. Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên uống nước dừa
Theo lương y Bùi Hồng Minh, người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.
Người có nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này, người đang trong hành trình giảm cân tốt nhất loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì uống nước dừa có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…
Nước dừa có thể khiến người mắc bệnh thận, người bị phù ứ nước trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn các triệu chứng nên cần phải có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể, tránh những hiệu quả không mong muốn.
Ngoài ra, nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, cực không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Loại nước uống bổ dưỡng này có một số tác dụng như
Điều hòa huyết áp, đường huyết, hàm lượng cholesterol trong máu.
Tăng cường năng lượng và trao đổi chất ở cơ thể.
Ngoài ra, nước dừa còn hỗ trợ điều trị:
Đau dạ dày
Kiết lỵ
Khó tiêu
Rối loạn tiêu hóa
Táo bón
Giun đường ruột
Dịch tả
Bất thường tiết niệu
Sỏi niệu đạo
Suy thận
Khô và ngứa da
Nếp nhăn
Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Bạn không nên uống dừa vào ban đêm, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp bởi dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá).
Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh. Đặc biệt, người tập võ hay đá bóng không dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền được.
Do vậy bạn nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc dương).
Nước dừa là giải pháp bổ sung lượng nước và chất khoáng mất đi trong các hoạt động thể chất. Nhưng bạn không nên uống một lượng nước dừa quá nhiều sau khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, vì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải rất nguy hiểm.
Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.
Nước dừa có đường, mặc dù bạn cảm thấy nước dừa không ngọt. Đây là đường tự nhiên. Một ly nước dừa chứa 9,6 gram đường, lượng đường này chiếm 30% lượng đường mà cơ thể được phép hấp thụ tối đa một ngày.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.
Người có nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này, người đang trong hành trình giảm cân tốt nhất loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì uống nước dừa có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…
Nước dừa có thể khiến người mắc bệnh thận, người bị phù ứ nước trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn các triệu chứng nên cần phải có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể, tránh những hiệu quả không mong muốn.
Ngoài ra, nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, cực không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cũng không được uống nước dừa để phòng nguy cơ sinh non.
Theo Thạc sĩ -Lương y Vũ Quốc Trung, dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.
Những người này thường cơ thể hơi yếu, da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, chân tay hay lạnh, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu, dễ bị tiêu chảy, phân mềm...
Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh... là những bệnh thuộc thể hàn, nên kiêng nước dừa vì nước dừa cũng thuộc âm, tính hàn.