Những vụ bê bối ngành y gây phẫn nộ năm 2013

Trong năm vừa qua có quá nhiều những bê bối liên quan đến ngành y khiến cho dư luận hết sức bàng hoàng và phẫn nộ.

Những vụ bê bối ngành y gây phẫn nộ năm 2013

> Y đức ăn mòn chính sách
> Đề nghị truy tố Giám đốc BV Đa khoa Hoài Đức vụ nhân bản xét nghiệm

Trong năm vừa qua có quá nhiều những bê bối liên quan đến ngành y khiến cho dư luận hết sức bàng hoàng và phẫn nộ.

Hãy cùng điểm lại những vụ sai phạm của các y bác sỹ làm rúng động dư luận trong năm 2013.

Phụ huynh bức xúc vì con bị tiêm thiếu liều văcxin.

Nhân bản kết quả xét nghiệm ở BV Hoài Đức

"Nhân bản" kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) là bê bối có quá trình kéo dài thời gian nhất, đến nay mới bị phát hiện và khiến dư luận hoang mang về đạo đức ngành y nhiều nhất. Suốt 10 tháng ròng (7/2012-5/2013), Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức đã trả kết quả xét nghiệm huyết học giả cho bệnh nhân, bằng cách in kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân trước thành nhiều bản rồi trả cho nhiều bệnh nhân sau.

Cũng lấy mẫu máu của bệnh nhân, nhưng nhân viên y tế không đưa vào làm xét nghiệm mà dùng kết quả in sẵn. Có khoảng 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại đây, trả cho ít nhất 2.000 bệnh nhân. Trung bình một kết quả sử dụng cho 2-5 người. Nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi, nhưng đều có chung một kết quả xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm máu bị "nhân bản".

Thí dụ, một kết quả xét nghiệm huyết học vào hồi 9h3 phút ngày 19/2/2013 được dùng cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên - 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung Nghĩa - 27 tuổi, chẩn đoán ápxe cạnh hậu môn; Lý Thị Vân - 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế quản của người bệnh cao huyết áp đang nằm ở khoa Hồi sức cấp cứu và cháu Lương Kiều Trang - 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.

Ngày 15/8, Cơ quan CA TP Hà Nội đã khởi tố 10 bị can ở BV Đa khoa Hoài Đức(Hà Nội) trong vụ án "nhân bản" xét nghiệm. Bao gồm nguyên giám đốc và phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, nguyên trưởng khoa xét nghiệm, kĩ thuật viên trưởng khoa và một số nhân viên trong khoa xét nghiệm.

Thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người, vứt xác phi tang

Vụ việc kinh hoàng này xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường (ở 45 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào chiều tối ngày 18/10 vừa qua. Nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), làm việc tại Công ty du lịch lữ hành Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.

BS. Nguyễn Mạnh Tường - thủ phạm vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng.

Theo lời khai của Tường, sáng 19/10 chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường hút mỡ, nâng ngực. Sau ca phẫu thuật chừng 4 tiếng, chị Huyền thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong.

Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh, 17 tuổi, bê nạn nhân ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì vứt phi tang.

Đã 42 ngày trôi qua, mặc dù gia đình cũng các cơ quan chức năng đã rất tích cực tìm kiếm nhưng chưa có kết quả. Gần 10 thi thể được vớt lên nhưng không phải là chị Huyền.

Vụ án kinh hoàng xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) với hành vi phi tang xác nạn nhân đã gây chấn động dư luận xã hội và dấy lên quan ngại về vấn đề y đức, đạo đức của thầy thuốc hiện nay.

Y tá rút bớt vắc xin trẻ em ở 70 Nguyễn Chí Thanh

Ngày 19/4, anh Dương Kiều Lam, bố của cháu Dương Kiều Phong (sinh 4/12/2012), ở Vĩnh Phúc đưa con đi tiêm vắc Pentaxim (vắc xin 5 trong 1 loại vô bào) mũi 3 với giá 635.000 đồng/mũi tại địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Anh Lam phát hiện thấy nhân viên y tế tiêm cho con mình là chị Bùi Thị Phương Hoa chỉ bơm và tiêm 0,2ml vắc xin, trong khi liều vắc xin là 0,5ml. Lọ vắc xin còn thừa được nhân viên này để lại trong hộp catton trên bàn.

Hành động "ăn bớt vắc xin" đã bị anh Dương Thanh Lam tố cáo.

Ngay sau khi vụ việc này được đưa lên mặt báo, dư luận đã rất bức xúc. Y tá Bùi Thị Phương Hoa, người trực tiếp tiêm thuốc cho cháu Dương Kiều Phong, con trai của anh Dương Thái Lam nhận mình đã có sai sót về chuyên môn. Lý do y tá này đưa ra là đang có chuyện bất ổn từ phía gia đình làm ảnh hưởng đến việc tiêm thuốc.

Chiều ngày 9/5, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường và Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nguyễn Nhật Cảm đã có buổi làm việc với báo chí về sự việc trên.

Về phía Trung tâm y tế dự phòng, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, hợp tác với báo chí khi cung cấp toàn bộ thông tin vụ việc một cách minh bạch. Ngoài việc nhận trách nhiệm, ngay khi sự việc xảy ra, ông Cảm đã tạm đình chỉ công tác đối với y tá Hoa, đồng thời cử bác sĩ theo dõi sức khỏe của cháu bé Dương Kiều Phong và hoàn trả toàn bộ chi phí tiêm cho anh Dương Thái Lam.

Ông Nguyễn Việt Cường – Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết đã giao cho Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội giải quyết và thực hiện đúng như cam kết với gia đình cháu Phong, đồng thời đề nghị kiểm tra, giám sát đối với phòng khám tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, đảm bảo đúng theo quy định.

Ngày 10/5, Thường trực Thành ủy HN ra công văn yêu cầu xử lý nghiêm những cá nhân liên quan đến vụ "ăn bớt" vắc xin tại Trung tâm Y tế dự phòng HN (số 70, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa).

Chiều ngày 9/5, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường và Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nguyễn Nhật Cảm đã có buổi làm việc với báo chí về sự việc trên.

Về phía Trung tâm y tế dự phòng, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, hợp tác với báo chí khi cung cấp toàn bộ thông tin vụ việc một cách minh bạch. Ngoài việc nhận trách nhiệm, ngay khi sự việc xảy ra, ông Cảm đã tạm đình chỉ công tác đối với y tá Hoa, đồng thời cử bác sĩ theo dõi sức khỏe của cháu bé Dương Kiều Phong và hoàn trả toàn bộ chi phí tiêm cho anh Dương Thái Lam.

Cha mẹ của một trong 3 trẻ bị nạn tại khoa sản Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị - đau đớn đưa con về sau khi khám nghiệm tử thi.

Ông Nguyễn Việt Cường – Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết đã giao cho Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội giải quyết và thực hiện đúng như cam kết với gia đình cháu Phong, đồng thời đề nghị kiểm tra, giám sát đối với phòng khám tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, đảm bảo đúng theo quy định.

Ngày 10/5, Thường trực Thành ủy HN ra công văn yêu cầu xử lý nghiêm những cá nhân liên quan đến vụ "ăn bớt" vắc xin tại Trung tâm Y tế dự phòng HN (số 70, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa).

Ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Hướng Hóa, cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ 3 trẻ tử vong, tại BV này sử dụng loại thuốc Oxytocin do Nga sản xuất. Loại này có dạng ống với dung tích 1 ml, trước khi tiêm phải bẻ ống để lấy thuốc và không bảo quản trong tủ lạnh. “Khi đó, chúng tôi chỉ bảo quản vắc-xin ngừa viêm gan B chung tủ lạnh với loại huyết thanh chống uốn ván (SAT) dạng ống cùng một số thuốc dùng hạ sốt loại nhét hậu môn” - ông Thiện khẳng định

Theo Cục y tế Dự phòng, 3 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ngày 20/7/2013 là một sự cố hy hữu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Cục Y tế Dự phòng cũng cho rằng, đây cũng là sự cố chưa từng xảy ra trong suốt quá trình 25 năm triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng.

Điều dưỡng làm rơi 5 trẻ sơ sinh

Ngày 24/7, Hội Đồng Kỷ luật BV Phụ sản hà Nội đã họp và đưa ra các kết luận cuối cùng xung quanh sự cố điều dưỡng của bệnh viện làm ngã 5 cháu sơ sinh khi đưa các bé đi tắm.

TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, Hội đồng kỷ luật đánh giá việc điều dưỡng làm ngã 5 trẻ sơ sinh là việc sơ ý do trượt chân, chứ không phải cố ý. Tuy nhiên dù là hành vi vô ý nhưng vẫn thể sự thái độ thiếu tập trung trong công việc của người điều dưỡng. Bởi quy trình tắm đã được thực hiện hàng ngày, cơ sở vật chất đường đi, xe đẩy không có gì khác.

Biên bản ghi lại sự việc.

Hội đồng kỷ luật đã thống nhất thuyên chuyển công việc của chị Vân Anh, không làm việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Đồng thời, phạt không được hưởng tiền đời sống theo quy chế của BV trong 3 tháng, không xếp loại thi đua 1 năm”.

Được biết, ngày (14/7) tại khoa A3, BV Phụ sản Hà Nội, điều dưỡng Vân Anh trong lúc đẩy xe có 5 cháu nhỏ qua dốc trước cửa phòng số 32 bị trượt chân nên chiếc xe bị nghiêng làm 5 bé ngã rơi xuống đất. Ngay sau đó, 5 cháu bé đã được phía BV đưa đi thăm khám và làm các xét nghiệm đánh giá sức khỏe tại BV Nhi TƯ.

Rất may, kết quả thăm khám cho thấy 4 cháu bé hoàn toàn không bị tác động của cú ngã đến sức khỏe, một cháu bé nghi có chấn động não. Tuy nhiên, sau 1 tuần theo dõi tại BV Phụ sản Hà Nội hiện tất cả 5 cháu đã được xuất viện, hiện tại sức khỏe các cháu hoàn toàn bình thường, bú tốt và ngủ tốt.

Phía BV Hà Nội cam kết với các gia đình, trong 1 năm đầu đời của các bé BV sẵn sàng tiếp nhận thăm khám và điều trị miễn phí, bất kể bé bị bệnh gì. Trong 4 năm tiếp theo nếu bị bệnh mà có xác nhận của hội đồng khoa học của Bộ Y tế chứng minh là do cú ngã cách đây 5 năm tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội gây ra thì phía bệnh viện sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, chi phí điều trị cho bé.

Trưởng khoa Nhi làm chết trẻ tại phòng khám riêng

Theo thông tin từ phía gia đình cháu Nguyễn Đình Quân (16 tháng tuổi), ngày 19/11, gia đình đã đưa cháu đến phòng khám tư Hương Sơn để khám và điều trị vì bị ho. Tại đây, BS Phạm Anh Sơn - Trưởng Khoa Nhi BV Đa khoa Thường Tín đã trực tiếp tham gia khám cho cháu Quân. Qua nhận định, ông Sơn cho biết cháu Quân bị viêm phổi nên cần phải tiêm và cấp thuốc về nhà uống.

Sau đó bác sĩ Sơn đã tiêm một mũi cho cháu và có thử qua phản ứng rồi kê đơn thuốc về nhà uống. Tối hôm đó, cháu Quân đỡ ho và ăn ngủ như bình thường. Nhưng hôm sau gia đình muốn chữa trị dứt điểm nên vẫn đưa cháu đến phòng khám Hương Sơn tiêm tiếp mũi thứ hai.

Phòng khám Hương Sơn đã hoạt động nhiều năm không phép.

Trong lần tiêm thứ 2 này, ông Sơn không tiến hành bước thử nghiệm xem cháu Quân có bị sốc thuốc hay không mà đã tiến hành tiêm luôn cho cháu bé. Khi gia đình có thắc mắc thì ông Sơn đã thử vào hôm qua rồi.

Tuy nhiên, khi tiêm xong mũi thứ 2, lúc gia đình đưa cháu Quân ra tới cửa phòng khám thì thấy cháu Quân có biểu hiện rù đi, sùi bọt mép. Lúc này, gia đình mới hoảng quá bế cháu Quân quay ngược trở lại vào trong phòng khám. Thay vì đưa cháu lên bệnh viện tuyến trên để cấp cứu, ông Sơn lại giữ cháu Quân lại truyền nước và tiêm tiếp 1 mũi nữa.

Đên khi không thấy cháu Quân có biểu hiện hồi tỉnh thì ông Sơn mới bảo gia đình gọi xe đưa lên Bệnh viện Nông nghiệp cấp cứu nhưng cháu Quân đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Vụ việc hiện đang được cơ quan CA điều tra, làm rõ. Đặc biệt, trước đây ông Sơn cũng đã từng làm chết một cháu bé tại phòng khám của mình nhưng không hiểu sao phòng khám không giấy phép trên vẫn vô tư hoạt động.

Theo Hạ An
Khampha.vn

Theo Đăng lại