Những thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi bảo quản rất tốt với đa số các thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, có 6 loại thực phẩm dưới đây thì không nên bảo quản trong tủ lạnh.

1. Rượu

Vodka và rượu gin là những loại rượu mạnh thường được bảo quản trong tủ cấp đông, nhưng phần lớn các loại rượu mạnh có điểm đông đá nhất định. Điểm này thực sự có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ mà ngăn đá tủ lạnh trong gia đình có thể đạt được.

Cả vodka và rượu gin đều có một thành phần nước nhất định, thường ở dạng đá tan đông. Rượu mạnh chưng cất thường không hỏng mà chỉ nhạt đi. Những chai rượu mạnh chưa khui có thể để vô thời hạn, trừ phi chúng được cất trong pho mát cedar, để gần băng phiến, hoặc cạnh nguồn nhiệt trực tiếp. Chai rượu đã khui có thể để ở bất kỳ chỗ nào trong 6 - 8 tháng, thậm chí có thể đến 1 năm.

2. Quả bơ

Đa phần chúng ta mua khi trái bơ còn cứng. Điều này có nghĩa là chúng cần một thời gian nhất định để chín vừa đủ và cho hương vị thơm ngon nhất. Cho ngay trái bơ vào tủ lạnh sẽ khiến nó không chín được, tương tự như chuối.

Một nguyên tắc là những loại trái cây chưa chín, cứng, hoặc xanh có thể cần 4 - 5 ngày để chín ở nhiệt độ phòng, khoảng 18 - 24 độ C. Cũng cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp - trừ khi nhiệt độ phòng không đạt được mức này.

Với trái bơ đã chín ngay khi từ khi mua, nên tưới lên đó một ít nước chanh hoặc nước có tính axit. Sau đó để trong hộp đựng kín hoặc gói chặt trong màng bọc thực phẩm. Trái cây có thể bảo quản trong tủ lạnh một ngày.

3. Rau thơm tươi sống

Với các lại rau sống, tốt nhất là tránh việc bảo quản trong tủ lạnh trừ khi đã được bọc gói kỹ càng. Giống như cà phê, rau thơm tươi sống hút các mùi xung quanh, khiến nó khó giữ được mùi vị ban đầu, và bị khô đi.

Các loại rau thơm tươi sống nên được sử dụng nhanh chóng và bảo quản ở nhiệt độ phòng, nhất là nếu chúng được mua từ chợ quê. Bởi các loại rau sống này chưa từng được để lạnh nên khi cho vào tủ lạnh, chúng sẽ bị "sốc". Thảo dược tươi sau khi cắt nên đặt vào một cốc nước, giống như cắm hoa, để giúp chúng tươi lâu hơn.

4. Tương ớt

Tuy thông thường tương ớt hay được bảo quản lạnh để "giữ được chất lượng thơm ngon trong vài tháng sau khi hết hạn", song việc làm này không cần thiết nếu bạn thích nhiệt độ phòng hơn. Tương ớt thường chứa dấm, là môi trường có tính a xít giúp bảo quản tốt. Có thể để tương ớt trong tủ bếp tới 3 năm.

5. Dưa hấu, dưa lưới, bí đao

Những loại trái cây này được khuyên nên bảo quản trong tủ lạnh khi đã cắt, nhưng trước lúc đó thì tốt nhất là nên để chúng ở nhiệt độ phòng. Để những trái cây này ở nhiệt độ phòng có thể giúp chúng giữ nguyên hàm lượng chất chống oxy hóa.

Dưa sắp chín có thể cho vào túi giấy đục lỗ và để ở nhiệt độ phòng trong vài ngày. Ngoài ra, cho thêm một trái táo vào túi sẽ giúp dưa chín hơn. Dưa chín sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng như mùi hoa, đó là lúc có thể cho dưa vào tủ lạnh.

6. Cà chua

Loại thực phẩm này không nên cho vào tủ lạnh ngay sau khi mua. Nếu cà chua được mua ở siêu thị thì có nhiều khả năng là nó chưa chín và việc cho vào tủ lạnh sẽ làm quá trình chín ngừng lại. Cà chua trồng trong vườn nhà hoặc mua tại chợ quê sẽ trở nên vô vị nếu cho vào tủ lạnh do thay đổi cấu trúc hóa học.

Một nghiên cứu năm 2013 trên tờ Food Chemistry cho biết, việc bảo quản lạnh cà chua sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và kết cấu của trái cà chua, khiến chúng mất mùi thơm đặc trưng và dễ bị nhũn. Để có hương vị thơm ngon, nên để cà chua ở chỗ mát nhưng không cần phải là chỗ tối.

Theo Giadinh.net