Dưới đây là một số những thực phẩm được các chuyên gia khuyên không nên ăn sống.
Cà tím
Cà tím chứa hợp chất có tên solaine. Các triệu chứng của nhiễm độc solanine bao gồm nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy. Do vậy, bạn tuyệt đối không bao giờ ăn cà tím sống.
Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Cá sống
Rất nhiều người có sở thích ăn cá sống cho món sushi. Tuy nhiên, gỏi sống bao gồm cả gỏi cá là một trong những món ăn có chứa kí sinh trùng ceviche. Những người bị nhiễm kí sinh trùng này sẽ dễ bị nhiễm sán dây trong ruột.
Hạt dẻ sống
VTC news cho biết, hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.
Giá đỗ
Nói về sự độc hại của giá đỗ sống, BS. Nguyễn Đình Khái, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bản thân giá đỗ không có tội. Giá đỗ sống vốn là một món ăn bổ dưỡng nhưng vì lợi nhuận kinh tế mà người làm giá hiện nay dùng thuốc kích thích khiến người tiêu dùng gặp nạn. Đặc biệt không nên ăn nhiều giá đỗ sống, bởi dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt…
Các loại đậu
Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu côve, đậu kiếm… đều không thích hợp để ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột.
Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.
Trứng
Báo Sức khỏe đời sống dẫn lời khuyên BS. Vũ Thị Thu, ăn trứng chần qua hoặc hút trứng sống không tốt cho sức khỏe mà còn có thể mắc bệnh bởi trong trứng sống thường chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc gia cầm bị ốm, người ăn sẽ dễ bị tiêu chảy và buồn nôn.
Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác. Chất kháng sinh này chỉ được tiêu huỷ khi được nấu chín.
Các loại rau mầm
BS. TS Nguyễn Trọng Hưng, Khoa Khám tư vấn Dinh dưỡng cơ sở 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong mầm của các loại rau thường chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên không nên ăn rau mầm của những loại này.
Các loại rau mầm, đặc biệt là mầm cỏ linh lăng, có nhiều nguy cơ liên quan đến vi khuẩn E. coli và salmonella, gây bệnh tiêu chảy. Vì các loại vi khuẩn này phát triển trong môi trường ẩm ướt. Càng nhiều vi khuẩn trên thực phẩm, nguy cơ bạn bị bệnh càng cao.
Khoai tây và các loại rau củ chứa nhiều tinh bột khác
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các loại củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, củ từ, khoai môn đều không được ăn sống. Những món này nếu ăn sống không chỉ khiến những chất dinh dưỡng như tinh bột trong đó không dễ được cơ thể hấp thụ mà còn sinh ra cảm giác khó chịu như chướng bụng.