Theo các chuyên gia sức khỏe và dưỡng sinh trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), đối với nhiều người, điều hạnh phúc nhất trong mùa đông là thời giam được tắm nước nóng vào buổi tối một cách thoải mái và cảm thấy thư giãn rất nhiều sau một ngày dài làm việc vất vả.
Gần đây, các bác sĩ gia đình đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về tình trạng tắm vào mùa đông và nhận thấy rằng nhiều người vẫn đang mắc nhiều sai lầm trong khi tắm mà có thể dẫn đến những bất lợi xảy ra với cơ thể, cần cải thiện ngay để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tắm hàng ngày
Với nhiệt độ lạnh giá của mùa đông, việc tắm quá nhiều sẽ gây tổn thương lớp biểu bì của da, làm cho sức đề kháng của da yếu đi, dễ gây mẩn ngứa và các vấn đề về da.
Tắm nhiều với xà phòng
Làn da bạn trở nên khô và nhạy cảm hơn vào mùa đông nên việc tắm nhiều xà phòng khiến da bị tổn thương, dẫn đến mẩn ngứa. Thay vào đó, bạn nên dùng ít sữa tắm, những người da khô, tốt nhất chỉ tắm bằng nước sạch.
Tắm vào ban đêm
Vào mùa đông, đặc biệt vào ban đêm, nhiệt độ rất thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì vậy, tắm vào thời gian này rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí gây tử vong.
Tắm quá lâu
Kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 80% người được hỏi nói rằng phương pháp tắm của họ chủ yếu là đứng dưới vòi nước ấm.
Trong số đó, khoảng một phần tư số người tắm lâu hơn 15 phút. Việc tắm nước nóng ấm trong mùa đông cảm thấy thư giãn là điều dễ hiểu và do đó họ tắm lâu hơn vì kỳ cọ nhiều cũng là điều dễ hiểu, nhưng bạn cũng nên kiểm soát thời gian tắm ngay cả khi bạn cảm thấy thoải mái.
Vì phòng kín gió nên dễ gây thiếu oxy và cung cấp máu lên tim không đủ, và một số người sẽ bị tức ngực.
Nếu là người cao tuổi, nhiều khả năng chức năng hoạt động của tim nhạy cảm hơn với tình trạng thiếu oxy, gây co thắt động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim và thậm chí gây rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Do đó, thời gian tắm nên được kiểm soát trong vòng 15 phút.
Tắm xong đi ngủ ngay
Nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt nhất là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ.
Tắm nước quá nóng
Nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng áp lực cho tim. Nước nóng còn làm tăng nguy cơ da bị tổn thương, bị bỏng hoặc khô. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất vào mùa đông cho chúng ta là từ 24-29 độ.
Gội đầu bằng nước lạnh
Điều này sẽ ảnh hưởng đến não bộ và các dây thần kinh trung ương đi qua da đầu, đặc biệt vào mùa đông. Vì vậy, bạn nên gội đầu bằng nước ấm để tránh sự chênh lệch nhiệt độ, có thể gây choáng váng.
Không dùng kem dưỡng da sau khi tắm
Vào mùa đông, làn da bạn dễ bị mất nước hơn. Do vậy, sau khi tắm xong, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da để hạn chế da khô, nẻ, sần sùi.
Cách xử lý bị ngứa da sau khi tắm
Để đối phó với hiện tượng này, bác sĩ Mao Việt Bình thừa nhận rằng điều này là do trong khi tắm, nước nóng và sữa tắm lấy đi chất béo bám trên biểu bì, da không có dầu biểu bì sẽ dẫn đến hiện tượng đặc biệt khô và dễ bị ngứa.
Thông thường, ngứa xảy ra ở phần đùi trong, bắp chân, ngực, lưng,…Bác sĩ Mao gợi ý rằng để ngăn ngừa loại ngứa da này, bạn có thể thực hiện các biện pháp như giảm số lần tắm và giảm nhiệt độ của nước nóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa các sản phẩm chăm sóc da giữ ẩm sau khi tắm để tránh để cho da rơi vào tình trạng quá khô.
Ngoài ra, nên lưu ý thêm một số thói quen sau đây có thể gây hại sức khỏe trong mùa lạnh:
Mặc nhiều quần áo khi ngủ
Trong những ngày thời tiết lạnh giá, nhiều người có thói quen mặc nhiều quần áo để giữ ấm ngay cả khi đi ngủ. Tuy nhiên, việc này không hề mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài và ngấm ngược vào trong khiến bạn ngủ không ngon giấc, thậm chí gây cảm lạnh.
Bên cạnh đó, việc mặc quần áo dày hoặc mặc nhiều quần áo khi ngủ sẽ khiến bạn khó chịu. Tốt nhất chỉ nên chọn một bộ quần áo làm bằng chất liệu thoát mát, độ dày vừa phải để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
Ăn tối quá no
Vào mùa lạnh, chúng ta thường cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn và dễ gặp tình trạng ăn quá no so với nhu cầu của cơ thể.
Ăn tối quá no có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu. Dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu thụ, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cũng gây ra hiện tượng mệt mỏi, khó ngủ...
Do đó, bạn nên tránh ăn nhiều vào buổi tối. Nên nghỉ ngơi khoảng 1-2 tiếng sau khi ăn rồi mới đi ngủ.
Uống ít nước
Khi trời chuyển lạnh, cơ thể ít ra mồ hôi và cũng không tham gia nhiều hoạt động thể chất nên một số người xu hướng uống ít nước đi. Tuy nhiên, dù trong thời tiết nào, bạn cũng cần phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống đủ nước sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da, nứt nẻ môi trong mùa đông.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Trùm chăn kín đầu khi ngủ sẽ khiến nguồn oxy bị giảm và không được bổ sung liên tục. Đồng thời, lượng khí carbonic (CO2) lại liên tục tăng cao khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng khí và hoạt động kém đi. Khi đó, não bộ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và gây ra cảm giác khó thở, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy.
Những sai lầm khi tắm vào mùa lạnh có thể gây đột quỵ
TPO - Một số thói quen tưởng tốt trong mùa đông lại có thể gây hại sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm trong khi tắm có thể khiến bạn bị ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, thậm chí đột quỵ.
|
Ảnh minh họa: Internet |