Những điều ít biết về mỡ cơ thể

Dưới đây là những thông tin thú vị về mỡ cơ thể, được đưa ra sau nhiều nghiên cứu rất công phu của các nhà khoa học nhằm giúp bạn tìm ra giải pháp hiệu quả nhất để giảm mỡ.

Những điều ít biết về mỡ cơ thể

Dưới đây là những thông tin thú vị về mỡ cơ thể, được đưa ra sau nhiều nghiên cứu rất công phu của các nhà khoa học nhằm giúp bạn tìm ra giải pháp hiệu quả nhất để giảm mỡ.

 

Ngoài việc làm thân hình bạn không được “mi nhon”, chất béo còn có ý nghĩa quan trọng vể cả thể chất và cảm xúc của con người. Trên tạp chí dinh dưỡng và hình thể S.HA, ông Shawn Talbott, Tiến sĩ, một nhà dinh dưỡng sinh học và là tác giả của cuốn “The Secret of Vigor: How to Overcome Burnout, Restore Biochemical Balance, and Reclaim Your Natural Energy” (tạm dịch: “Bí mật của sức mạnh: Làm thế nào để vượt qua sự mệt mỏi, khôi phục cân bằng sinh hóa, và thu hồi năng lượng tự nhiên”), đã nêu ra một vài thực tế có thể khiến bạn ngạc nhiên về mỡ cơ thể .

1. Mỡ có nhiều màu khác nhau

Mỡ có nhiều loại khác nhau với chức năng, và màu sắc cũng khác mà theo Tiến sĩ Talbott thì đó là 3 màu: trắng, nâu, và màu be. Các chất béo màu trắng là chất béo nhạt và vô dụng. Vô dụng ở chỗ nó tạo ra một tỷ lệ trao đổi chất thấp, không giúp đốt cháy calo nhiều. Nhưng đó là loại mỡ chiếm ưu thế trong cơ thể người, với hơn 90%. Nói cách khác, mỡ trắng gây tích trữ thêm calo.

Mỡ nâu là loại chất béo tối màu hơn do được cung cấp nhiều máu, và giúp đốt cháy nhiều calo hơn là lưu trữ chúng, nhưng điều này chỉ xảy ra ở chuột hoặc một số động vật có vú khác (vì chỉ cơ thể các sinh vật này mới kích hoạt được mỡ nâu đốt cháy calo, tạo ra nhiệt để giữ ấm cơ thể vào mùa đông). Tiếc thay, con người có rất ít chất béo nâu nên khó có thể giúp đốt cháy nhiều calo hoặc giữ ấm.

Loại thứ 3 là mỡ màu be - loại nằm giữa mỡ trắng và nâu về khả năng đốt calo. Phát hiện này rất có giá trị vì các nhà nghiên cứu đang xem xét cách thay đổi các tế bào mỡ trắng thành những chất béo màu be thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục hoặc các thực phẩm chức năng. Đã có bằng chứng rằng một số hóc môn nhất định có thể được kích hoạt thông qua tập luyện để chuyển đổi các tế bào chất béo màu trắng thành màu be. Thêm vào đó, một số bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm như rong biển nâu, rễ cam thảo, và ớt cay cũng có khả năng kích thích chuyển hóa này.

 

2. Mỡ vòng 3 tốt hơn mỡ vòng 2

Chắc chắn rằng không phụ nữ nào thích bị tích mỡ thừa trên bất cứ vùng nào của cơ thể, nhưng sẽ an toàn hơn nếu cơ thể bạn hình trái lê, thay vì trái táo, Tiến sĩ Talbott cho biết. Mỡ bụng, còn được biết đến như mỡ nội tạng, phản ứng nhạy hơn với hóc môn xì-trét, cortisol, so với mỡ vùng mông hay đùi. Vì thế, nếu bạn thường xuyên căng thẳng thì tất cả lượng calo thừa bạn nạp vào sẽ tích tụ ngay vào vùng giữa cơ thể.

Mỡ bụng có tính viêm cao hơn mỡ các vùng khác và nó có thể tự hình thành khối viêm hóa học. Những chất hóa học này sẽ di chuyển lên não và làm bạn thấy đói bụng, mệt mỏi, dẫn đến việc ăn nhiều và lười vận động. Vòng luẩn quẩn đó cứ tiếp diễn và khiến cơ thể bạn ngày càng phình to ở khu vực giữa. Vậy nên, chỉ cần giảm mỡ bụng thì nhiều triệu chứng hệ lụy như hay đói, mệt mỏi… sẽ biến mất. Tiến sĩ Talbott gợi ý rằng dầu cá (axit béo omega 3) và các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có khả năng kích thích sự tiêu tan mỡ bụng hiệu quả.

3. Đốt cháy calo, rồi mới đốt cháy mỡ

Thuật ngữ “đốt cháy chất béo” (fat-burning) rất phổ biến khi nói đến giảm cân, nhưng thực tế đốt mỡ chỉ là việc gián tiếp. Bởi vì, trước khi "đốt cháy" chất béo, bạn đốt cháy calo, đó có thể là calo từ lượng carbohydrate được tích trữ (glycogen và đường trong máu) hoặc từ mỡ cơ thể. Bạn càng tiêu hao nhiều calo thì bạn càng giảm nhiều mỡ.

Mặc dù, bạn có thể tạo ra sự thâm hụt calo bằng cách ăn ít, nhưng rất khó để duy trì điều này đến khi tạo ra được sự thiếu hụt cần thiết để giảm cân. Ông Talbott (và nhiều chuyên gia khác) chủ trương đốt cháy calo bằng tập luyện cường độ cao (HIIT). Phương pháp này, xen kẽ giữa việc tập cường độ bình thường và cường độ cao, có thể làm tăng gấp đôi lượng calo bị đốt cháy trong cùng thời gian tập luyện so với việc tập với tốc độ ổn định.

4. Chất béo ảnh hưởng đến tâm trạng

Việc tăng cân đối với những người béo chắc chắn sẽ mang đến tâm trạng không hề tốt. Ngoài ra, việc thừa mỡ, nhất là mỡ vùng bụng đã được chứng minh là một yếu tố gây nên hiện tượng tâm trạng tiêu cực như căng thẳng, rối loạn lưỡng cực – Bipolar Disorder. (“Rối loạn lưỡng cực” là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra do tâm trạng cảm xúc thay đổi đột ngột và mạnh mẽ từ cảm giác ở mức "cao trào", hưng phấn cao độ về dễ cáu gắt, hoặc trầm cảm. Những giai đoạn cuồng vọng/hưng phấn/trầm cảm…có thể gây mất ngủ trong thời gian dài hoặc mua sắm không kiểm soát. Mỗi giai đoạn này có thể kéo dài hàng giờ, hàng tuần hoặc vài tháng.)

 

Để giải tỏa căng thẳng, và giảm những cơn thèm ăn do tâm trạng không tốt, Tiến sĩ Talbott khuyên bạn nên ăn sôcôla đen. Ngoài ra, các chế phẩm ít béo từ sữa như sữa chua cũng có thể mang lại kết quả tương tự vì sự kết kợp giữa canxi và magie có thể làm giảm những triệu chứng tâm trạng tiêu cực do căng thẳng.

Để tìm hiểu thêm kiến thức về mỡ trên cơ thể bạn có thể tham gia một bài trắc nghiệm vui tại đây

Hồng Nhung

Đơn vị tư vấn chuyên môn:

Website: www.tuvangiamcan.vn

Email: tuvan@tuvangiamcan.vn

Số điện thoại: 1800.8155 | 0943.48.49.94

Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội

Theo Hỗ trợ