>> Chìa khóa cho bạn trẻ chọn nghề tay trái
Cơ hội tiếp cận mọi lĩnh vực hoàn toàn mới, kinh nghiệm học tập, giao lưu văn hóa, du lịch nước ngoài và các hoạt động liên quan đến đời sống xã hội chính là các động lực phong trào của các tình nguyện viên (TNV) trẻ này.
Một năm tình nguyện tại Việt Nam mang lại cho cả ba sự trưởng thành hơn. Felix cho biết: “Rõ ràng là thêm nhiều kiến thức hơn. Còn Saba chia sẻ: “Có cơ hội thay đổi từng bước một”. Rebecca ngập ngừng: “Tôi không chắc lắm. Tôi đã trở nên thoải mái hơn - và tính cách không phải là điều tuyệt đối”.
22 tình nguyện viên đầu tiên của Đức đến Việt Nam mùa hè năm 2008, theo Chương trình TNV (Weltwarts) và được Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức (DED) hỗ trợ.
Khi nào bạn thực sự đến Việt Nam? Khi nào bạn nhìn thấy nhà tạo mẫu tóc người Việt cắt những kiểu tóc đuôi ngựa, lần đầu tiên nói chuyện qua điện thoại di động với người Việt bằng tiếng Đức, hoặc khi bạn gọi các món ăn bằng tiếng Việt mà người phục vụ bàn có thể hiểu được?
Rõ ràng hiện nay Felix Rudiger (19 tuổi), Rebecca Mayer (20) và Saba Brause (20) đã trả lời được những câu hỏi đó. Họ là 3 trong số 13 TNV Đức đến Việt Nam gần đây nhất, ngay sau khi tốt nghiệp trung học - vào thời điểm mà những người cùng trang lứa đang tìm kiếm cho riêng mình một căn hộ ở Đức. “Tôi muốn rời nước Đức. Tôi đã hòa mình vào các hoạt động xã hội và quan tâm đến công việc trong lĩnh vực này – một năm qua thực sự hoàn hảo “, Rebecca Mayer cho biết.
Việc làm của Saba được mẹ cô ủng hộ và bố mẹ của Felix cũng vậy. Trước khi bắt đầu chương trình tình nguyện Felix Rudiger, Rebecca Mayer và Saba Brause có trong tay danh sách hơn 80 quốc gia để lựa chọn và họ đã chọn Việt Nam. Hoạt động của họ phát xuất từ nhiều lý do khác nhau: Felix và Rebecca cảm thấy hấp dẫn bởi các quốc gia châu Á, còn Saba đến Việt Nam vì bạn bè. Mục đích chính có chọn lọc của cả ba là tham gia vào các chương trình.
Thử thách
Trước kia, cả ba đều nghĩ rằng họ không thể đến được một thế giới với một thái độ tận tâm tốt hơn: “Nhưng hội thảo được chuẩn bị ở Đức diễn ra khá tốt: Họ cần có sự hỗ trợ chúng ta”, Rebecca giải thích. Felix cho biết thêm: “Cần phải thành một hiệp hội quốc tế. Tôi nhận thấy đây là điều cơ bản của chương trình để thay đổi họ, đời sống xã hội của họ và cho biết hàng ngày cần làm những gì ở các nước đang phát triển”. Bên cạnh hội thảo này, cả ba cũng đã tham dự một khóa học ngôn ngữ ba tuần để chuẩn bị cho chuyến tình nguyện.
Họ nhớ rất rõ lần đầu tiên khi đến Hà Nội. “Chúng tôi đến đây vào tháng 8, thời tiết rất oi bức, khó chịu”, Felix nói. Trong suốt chuyến đi bằng xe buýt từ sân bay về khách sạn, anh thấy rất nhiều đám đông, nhiều xe 2 bánh, thấy thành phố Hà Nội to lớn và cảm thấy rất cuồng nhiệt. Còn Saba, sau chuyến bay dài mệt mỏi, cho biết: “Mọi thứ trông rất quen thuộc như chưa hề thấy xa lạ”. Ngày đầu tiên đúng thật là một thử thách. “Trước đây tôi như đứng bên ngoài, nhưng nay đang ở bên trong”, Felix chia sẻ.
Hòa nhập - trưởng thành
Một cảm giác thêm phần động lực bởi chính những điều khác lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, vào lúc đó, cả ba cảm thấy hòa nhập, đặc biệt là trong công việc. Người Việt Nam rất vui vẻ.
Felix Rudiger, Rebecca Mayer và Saba Brause hiện đã hòa nhập với lối sống tại Việt Nam mà họ không bao giờ quên. Thật là những khoảnh khắc tuyệt vời, như chương trình Nàng Bạch Tuyết do Saba và Felix tổ chức tại khoa nhân lễ Giáng sinh, trong đó sinh viên Việt Nam trong vai phù thủy - hoặc một tình huống bi kịch mà Rebecca đã chứng kiến một cậu bé mà cô chăm sóc đi cùng bà của mình khi chiếc thuyền của họ bị hỏa hoạn.
Toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại trong chương trình tình nguyện do Chính phủ Đức đài thọ và “có những chế độ nhất định - chẳng hạn như một mái nhà trên đầu của bạn với một công việc ổn định - chúng tôi giúp bạn bắt đầu”, Saba Brause cho biết.
Cả ba đã học được rất nhiều. “Tôi đã có kinh nghiệm trong việc nhìn nhận mọi việc như thế nào – và qua các công việc đã được học tập tại trường đại học”, Saba cho biết. Rebecca nói rằng cô đã có những cách ứng phó với các trường hợp khác với trước kia: “Tôi không ngồi lâu để mong đợi một điều gì đó mà phải chủ động mở toang mọi thứ”. Felix nghĩ rằng, hành trang mang về của mình là một chút kinh nghiệm điềm đạm của người Việt Nam: “Không nên cứng nhắc theo các quy tắc. Đằng sau mọi sự hỗn loạn là một trật tự ổn định. Khi điều gì xảy ra - hãy khéo léo và không nên gò bó”.
Rebecca đang tham gia vào các hoạt động của Blue Dragon Children’s Foundation (Quỹ Trẻ em Rồng Xanh) của Úc giúp đỡ trẻ em và những người trẻ tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Tại đây, cô chơi đùa cùng với các em, trượt patin, vẽ tranh, nói chuyện với trẻ em khuyết tật và chăm sóc trẻ em đường phố. “Tôi làm việc khá nhiều, nhưng thật hạnh phúc”, Rebecca cho biết.
Felix và Saba thì tham gia vào các hoạt động tại Đại học Hà Nội, nhưng chỉ trong khoa tiếng Đức. Tại đây, Felix và Saba hỗ trợ các giảng viên và trợ giảng cho họ với vai trò là người bản xứ, gồm các công tác chuẩn bị bài thi và cả các khâu chấm thi. “Công việc đòi hỏi rất nhiều, nhưng cũng mang lại rất nhiều niềm vui. Chúng tôi làm rất tốt”, Felix chia sẻ.
Về các dự định tương lai của mình, cả ba cho biết: Saba muốn tham gia học tập khóa khoa học chính trị tại Pháp, Felix muốn nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Dresden và Rebecca muốn học tâm lý học tại quốc gia nói tiếng Anh - một ý tưởng mà đối với họ được đánh dấu đầu tiên ở Việt Nam.
Hà Nội tháng 1 – 2011
Nadine Albach (nữ nhà báo Đức)