Những thay đổi không mong muốn
Giảm khối cơ và sức cơ: Là hiện tượng nhão sệ cơ bắp thay vào đó là lượng mỡ thừa tăng lên. Nguyên nhân là tăng dị hóa protein, giảm đồng hóa protein.
Tăng khối mỡ: Ngay từ sau tuổi 35, cơ thể tích lũy khoảng 0,7kg chất béo mỗi năm. Chất béo là “trọng lượng chết” vì 500g chất béo chỉ tiêu hao có 2 calo/ngày. Điều này lý giải vì sao người lớn tuổi có khuynh hướng thừa cân, béo phì.
Giảm khối xương: Sau tuổi 30, quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới làm mất dần cấu trúc xương. Mỗi năm phụ nữ mất 2% xương xốp và 1% xương chắc.
Suy giảm trí nhớ: Mỗi ngày có khoảng 10.000 nơron lão hóa dẫn đến hội chứng suy giảm trí nhớ.
Hệ tiêu hóa kém dần: Hệ tiêu hóa của người từ sau 50 tuổi cũng suy giảm nhưng khó nhận biết hơn. Bác sĩ CKII. Nguyễn Viết Quỳnh Thư (trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM) cho biết, từ sau 50 tuổi bắt đầu xuất hiện tình trạng giảm vị giác nên ăn kém ngon. Sức nhai giảm, dịch vị giảm và lượng men tiêu hóa cũng giảm dẫn đến kém hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn. Nhu động của ruột giảm dễ gây táo bón.
Những thay đổi từ các cơ quan bên trong sẽ được cơ thể “cảnh báo” bằng những dấu hiệu suy giảm rất cụ thể, mà hầu như người 50 tuổi nào cũng gặp phải nhưng ít khi để tâm. Nếu bạn đã bước qua tuổi 50, và gặp một hay nhiều các dấu hiệu sau, thì có lẽ bạn đang bị suy giảm sức khỏe: Hay mệt mỏi trong người; Cảm giác khó thở khi gắng sức: leo cầu thang, lên dốc, khiêng vật nặng; Giảm các hoạt động thể lực, giảm tốc độ đi bộ; Đau nhức các vùng cơ xương khớp, đau lưng; Thỉnh thoảng có những cơn đau thắt vùng ngực; Nhức đầu, chóng mặt, trí nhớ suy giảm; Ăn uống khó tiêu, chán ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa; Hay bị cảm lạnh, ho khi thay đổi thời tiết; Sụt cân không chủ ý.
Chủ động “phòng bệnh” bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối
Theo tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, sự thiếu hụt dinh dưỡng từ khẩu phần ăn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy giảm sức khỏe này. Nhiều người đã bước qua tuổi 50 vẫn có thói quen ăn uống tự do theo sở thích… miễn no bụng là được. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất và mất cân đối các dưỡng chất. Ví dụ việc ăn thiếu protein - thành phần chính duy trì khối cơ, cộng thêm lượng cơ suy giảm ngày càng rõ rệt dẫn đến giảm dự trữ cơ, giảm miễn dịch, tăng tổn thương da.
Do đó, cách chăm sóc sức khỏe chủ động đơn giản và dễ thực hiện nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng, bằng 4 cách sau:
Một là: Ăn vừa đủ tinh bột (cơm, nếp, hủ tíu, bánh phở...), chiếm khoảng 50-60% tổng năng lượng;
Hai là: Ăn đủ và đúng loại protein từ thịt nạc, cá giàu acid béo omega 3, đạm thực vật, khoảng 1-1,2g/kg/ngày.
Ba là: Chọn chất béo tốt, ăn lượng vừa phải các loại dầu thực vật và từ cá (cá hồi, cá ngừ) khoảng 20-30% tổng năng lượng.
Bốn là: Tăng cường ăn trái cây, ngũ cốc, hạt, rau xanh... tương đương khoảng 300-400gram rau xanh, 200-300gram trái cây tươi để bổ sung đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, việc ăn theo khuyến nghị trên không đơn giản, nhất là bổ sung đủ 28 vitamin & khoáng chất. Do đó, sau tuổi 50, mọi người nên tập thói quen uống sữa dinh dưỡng thiết kế riêng cho lứa tuổi này. Đây là nguồn dinh dưỡng bổ sung đầy đủ và cân đối các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giải quyết các vấn đề ăn uống kém và hấp thu kém ở lứa tuổi này.