> Tin đồn tận thế có thể khiến nhiều người chết oan
> Nở rộ dịch vụ ăn theo ‘ngày tận thế’
> Lật tẩy những lời đồn về ngày tận thế 2012
Không có ngày tận thế 2012
Ông Nguyễn Mộng Giao cho rằng, lịch của người Maya tính đến 21-12-2012 cũng là điều bình thường. Có thể với hiểu biết của thời ấy, họ mới tính được đến đó. Nhưng cũng hoàn toàn có khả năng sau chu kỳ này họ đã có tính một chu kỳ khác, song khảo cổ chưa tìm thấy được.
Tiến sĩ Giao nói: “Nên nhớ, hiện nay hiểu về người Maya chủ yếu qua khảo cổ. Việc chưa phát hiện ra lịch sau ngày 21-12-2012 không đồng nghĩa với việc người Maya không có lịch sau ngày này”.
Ông cũng nhấn mạnh: “Tôi khẳng định không có chuyện tận thế khi lịch người Maya chấm dứt”.
Ông cho rằng, không thể căn cứ vào ngày cuối cùng trên tờ lịch của một nền văn minh cổ để xác định đó là ngày tận thế.
Tiến sĩ Giao phân tích thêm, trong trường hợp người Maya cho rằng ngày cuối cùng trong chu kỳ lịch của mình là tận thế, thì cần phải xem lại cách tính của họ có đúng hay không. Việc dự đoán phụ thuộc vào hiểu biết, trình độ và cả phương tiện.
Khoa học người Maya không thể bằng ngày nay
Theo Tiến sĩ Giao, không chỉ có ông, mà các nhà khoa học uy tín, những tổ chức khoa học hàng đầu của thế giới đã dùng nhiều phương pháp, phương tiện hiện đại để quan sát, đo đạc và đi đến kết luận không có chuyện tận thế vào ngày cuối cùng của lịch người Maya.
Với trình độ khoa học phát triển, máy móc hiện đại như ngày nay, các nhà khoa học vẫn tính sai chuyện sẽ có thiên thể va vào trái đất vào ngày xác định nào đó, do chưa kiểm soát được hết các thông số liên quan.
Trong quá khứ, người Maya có nền văn minh phát triển, nhưng so với hiện nay vẫn kém hơn rất nhiều. Ngay cả so với nhiều nền văn minh phương Tây, phương Đông ở cùng thời điểm họ cũng không bằng.
“Tận thế vào ngày 21 - 12 - 2012 không hề có căn cứ, cơ sở khoa học nào cả. Đến lúc này chưa có nhà khoa học trách nhiệm nào đưa ra kết luận như tin đồn”, Tiến sĩ Đỗ Thị Hạnh, Trưởng bộ môn Lịch sử thế giới, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM nói.
Theo Tiến sĩ Hạnh, nền văn minh cổ của người Maya dù có những bước phát triển về thiên văn, xây dựng thì các lĩnh vực này so với ngày nay vẫn kém nhau một trời một vực.
Đối với các nhà lịch sử, tìm thấy những dấu vết văn minh cổ là điều rất lý thú. Chẳng hạn, chất kết dính trong các tháp Chăm là một dấu vết như vậy và việc tìm hiểu đến nay vẫn chưa có kết quả. Kỹ thuật xây dựng của người Chăm rất cao, nhưng không có nghĩa là văn minh cổ hơn ngày nay.
Trái đất còn “thọ” hàng chục tỷ năm
Vậy Trái đất của chúng ta có tồn tại vĩnh hằng không? Tiến sĩ Giao khẳng định, “Không”! Hệ mặt trời cũng không vĩnh hằng.
Theo Tiến sĩ Giao, Trái đất đang quay quanh Mặt trời và chúng ta đang ở trong quỹ đạo vàng, nhờ Trái đất đang hấp thụ năng lượng mặt trời vừa đủ cho sự sống. Tuy nhiên, nguồn năng lượng mặt trời ngày càng nóng lên và đến một lúc nào đó quỹ đạo vàng không còn nữa do nóng quá. Đến lúc đó, Trái đất sẽ bị mặt trời tiêu diệt, nuốt chửng và đến ngày nào đó mặt trời cũng bị hủy diệt.
Nhưng phải hàng chục tỷ năm nữa mới đến ngày đó. Ở thế hệ này, chưa phải lo lắng gì cả. Và chắc đến lúc đó loài người cũng đã văn minh, nghĩ ra được những giải pháp để mà tồn tại, thích nghi, hoặc chống lại các hiện tượng thiên nhiên này.
Trước vũ trụ, các nhà khoa học quan sát để thiên thạch, hành tinh khác không va vào trái đất. Hiện nay các nhà khoa học, trạm quan trắc không gian đang dự đoán, săn tìm những thiên thạch đó. Và đến nay nhân loại cũng trưởng thành, phương tiện, cách thức để chống lại các hiểm họa đó.
“Tin đồn ở xã hội, thời đại nào cũng có, người tỉnh táo, thông minh phải chắt lọc thông tin để sống bình an. Không thể dựa vào tin đồn tận thế để sống vội, hưởng thụ thái quá, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, xã hội”, Tiến sĩ Hạnh đưa ra lời khuyên.
Theo Thái Ngọc
Khám Phá