> Cụ ông 77 tuổi biến rơm thành giấy
Tại cuộc thi sáng tạo toàn quốc dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 7 (2010 - 2011) vừa được Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN, T. Ư Đoàn phối hợp tổ chức, sản phẩm này “rinh” về giải Ba.
Chưa đầy tiếng đồng hồ “biểu diễn” ở hồ công viên 29-3 Đà Nẵng, máy dọn rác của Quang hút được khối lượng lớn rác thải. Chỉ cần ngồi trên bờ với chiếc điều khiển từ xa, Quang dễ dàng đưa máy hút rác ở gần bờ hay giữa lòng hồ.
Khi thùng “ăn” đầy rác, cậu học trò điều khiển đưa máy vào bờ để thay thùng khác. Quang bảo: Nguyên tắc hoạt động của máy dựa trên lực hút ly tâm, cần trục có cánh quạt quay, nước sẽ xoáy, cuốn theo rác chuyển vào thùng phía sau. Tốc độ máy hiện đạt 15km/giờ, nhưng nếu thay bình ắc quy bằng các thiết bị tích điện khác, động cơ sẽ mạnh hơn nhiều.
Quang đang ấp ủ phương án đưa bộ cảm biến tự động để máy tự động đi gom rác, đổ rác ở vị trí cố định mà không cần sự tác động của con người. Với các loại rác hình khối lớn, máy xử lý bằng các cánh tay phá rác. Bên cạnh đó, máy còn có chức năng cứu hộ người gặp nạn, nguy cơ đuối nước.
Cuối năm lớp 9, những lần ra công viên 29-3 học bài, cậu học trò nhỏ nhiều lần chứng kiến nhân viên môi trường khó khăn khi xử lý rác thải trên sông hồ, thậm chí có nguy cơ mang bệnh cao tại khu vực ô nhiễm. Từ đó, Quang sớm nảy sinh ý tưởng làm một cỗ máy có thể thay thế cho con người.
Gần 1 năm trời “đánh vật” các thiết bị, Quang lân la tìm hiểu thêm các kiến thức cơ động học, gõ cửa các chuyên gia về điện tử, tự động học trên địa bàn… Không ít lần phải thay đổi thiết kế để phù hợp, cuối cùng sản phẩm hình hài trước mắt.
“Do lần đầu làm nên em mất trên dưới 7 triệu đồng. Nhiều thiết bị được “độ, chế” hay phải nhập từ TPHCM về, rồi thay mới nên khá tốn kém. Nếu sản phẩm được sản xuất đại trà, giá bán sẽ chỉ vài triệu đồng, trong khi tính hữu dụng của nó rất lớn. Vì như thể thay thế công nhân môi trường, dọn dẹp rác ở những khu vực sông, hồ ô nhiễm, năng suất xử lý rác cao - Quang nói.