Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, Hà Nội thực hiện nhiều dự án cải tạo hệ thống giao thông, các công trình giao thông trọng điểm được khởi công, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên diện rộng, song các chủng loại phương tiện tăng nhanh.
Dù đã được đầu tư mở mới, nâng cấp cải tạo mặt đường trên nhiều tuyến, song vẫn chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hoá của Thủ đô và nhu cầu hoạt động của các phương tiện.
Sự phát triển nhanh chóng về số lượng ôtô, môtô, xe máy làm tăng số vụ TNGT, số môtô, xe máy gây tai nạn chiếm 57,13% và ôtô gây ra 27,4% trong tổng số vụ TNGT đường bộ, hai loại phương tiện này gây tai nạn giao thông ở một tỷ lệ cao.
Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông thì phải có sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đòi hỏi từng gia đình, tổ chức xã hội, nhà trường và mọi người dân phải tự giác chấp hành, kiên quyết “nói không với vi phạm luật giao thông”. Nhằm kiềm chế và tiến tới giảm dần TNGT trên cả ba mặt: Số vụ, số người chết, số người bị thương, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT: Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình TTATGT ở Thủ đô; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền….
Luật giao thông được đưa vào giảng dạy chính khóa ở các cấp học. Phát động nhân dân không để cho con em mình tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép.
Hai là, rà soát hệ thống luật về TTATGT đường bộ, đường thủy, đường sắt cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và quá trình hội nhập quốc tế. Tăng cường tổ chức giao thông giải quyết tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Ba là, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật Giao thông, để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông.
Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: Xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn ATKT. Xử lý nghiêm các trường hợp “người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm”.
Theo số liệu thống kê của Văn phòng CATP Hà Nội, từ năm 1996 đến năm 2006, Hà Nội xảy ra 22.865 vụ tai nạn giao thông, làm 4.644 người chết và 23.053 người bị thương.
Như vậy, trung bình mỗi ngày có 1,5 người chết và 2 người bị thương do TNGT. Nhìn bảng thống kê sau đây, ta thấy TNGT nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, nhất là từ năm 2002 đến năm 2006, mỗi năm Hà Nội có trên 500 người chết và số người bị thương trên dưới 1.000 người.
Bốn là, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân.
Năm là, đối với ngành GTVT cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phải thường xuyên giáo dục đội ngũ lái xe về chuyên môn và đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần phục vụ nhân dân, coi trọng tính mạng của hành khách, đi đôi với tăng cường quản lý xe.
Đối với lực lượng CSGT là lực lượng nòng cốt đảm bảo TTATGT, cần tăng cường biên chế, nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân, hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra; chống tiêu cực, nhũng nhiễu của CSGT khi thực hiện nhiệm vụ...
Cần có chế độ đãi ngộ, chính sách thỏa đáng đối với lực lượng tham gia giữ gìn TTATGT như thanh niên xung kích, tình nguyện viên, dân phố, dân phòng.