Diễn đàn 'Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn'

Mong bạn trẻ tiên phong trên tất cả các lĩnh vực, trên những mặt trận gian khó nhất

TPO - Phát biểu tại Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy mong rằng, các bạn trẻ hãy là những người tiên phong trên tất cả lĩnh vực, trên mọi mặt trận gian khó nhất; cần biến những suy nghĩ, mục tiêu của mình bằng những hành động cụ thể .

Là một trong những hoạt động trọng tâm của Tháng Thanh niên năm 2023, Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” được tổ chức nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh, thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

17/03/2023 13:56

Diễn đàn gồm 2 phần

Phần thứ nhất, với chủ đề “Phát huy sức trẻ dựng xây đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, Ban Bí thư trao đổi về những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục; các phong trào hành động cách mạng; tổ chức xây dựng Đoàn - Đoàn tham gia xây dựng Đảng; quốc tế thanh niên; mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên và phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích, đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh của tuổi trẻ góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Phần thứ hai sẽ tập trung trao đổi những giải pháp của tổ chức Đoàn, hội, Đội đồng hành, chăm lo, hỗ trợ thanh thiếu nhi phát triển toàn diện.

17/03/2023 13:57

Giải đáp thắc mắc, tiếp thu đề xuất

Xuyên suốt diễn đàn, Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng; giải đáp thắc mắc; tiếp thu những đề xuất, kiến nghị, hiến kế của đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó trao đổi, định hướng, dẫn dắt, thông tin những giải pháp của tổ chức Đoàn đã được xác lập trong Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII nhằm thực hiện 2 quan điểm nhất quán của tổ chức Đoàn là phát huy sức trẻ và đồng hành với thanh thiếu nhi trên mọi phương diện.

17/03/2023 13:58

17/03/2023 14:00

Định hướng hoạt động cho đoàn viên chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước

Tại diễn đàn, Ban Bí thư cũng cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu niên về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, hội, Đội. Đặc biệt trao đổi, chia sẻ về kết quả, những điểm mới của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII trong các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước.

17/03/2023 14:03

Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng; giải đáp thắc mắc; tiếp thu những đề xuất, kiến nghị, hiến kế của đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi trong và ngoài nước.

17/03/2023 14:08

11.012 điểm cầu trong và ngoài nước

Diễn đàn được phát sóng trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn, fanpage Thông tin Chính phủ, báo Tiền Phong, báo Thanh Niên và các nền tảng số của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Hội Sinh viên Việt Nam; Hội đồng Đội Trung ương.

Đến thời điểm hiện tại có 11.012 điểm cầu trong và ngoài nước tham dự chương trình, trong đó có 22 điểm cầu tổ chức Đoàn, Hội ở nước ngoài; 281.118 cán bộ đoàn các cấp và đoàn viên, thanh niên theo dõi trực tiếp tại các điểm cầu và hàng triệu đoàn viên, thanh niên theo dõi trên các nền tảng số của Đoàn.

Có 11.885 trang mạng xã hội chia sẻ trực tiếp diễn đàn.

17/03/2023 14:13

Tham dự diễn đàn có:

Lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương:

1. Đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội

2. Đồng chí Vy Tư Liệu, Vụ trưởng Vụ Đoàn thể Nhân dân, Ban Dân vận Trung ương

3. Đồng chí Tạ Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ V, Ban Tổ chức Trung ương

4. Đồng chí Đỗ Khánh Thuận, chuyên viên chính Vụ V, Ban Nội chính Trung ương

Ban Bí thư Trung ương Đoàn:

1. Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn

2. Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

3. Đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn

4. Đồng chí Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam

5. Đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương

6. Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam

Tham dự diễn đàn có các đồng chí lãnh đạo các ban, đơn vị Trung ương Đoàn, thường trực các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc; các cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước.

17/03/2023 14:18

Gần 3.000 các ý kiến, sáng kiến và nguyện vọng của đoàn viên, thanh thiếu niên

Trung ương Đoàn đã vận hành website: doithoai.doanthanhnien.vn để tiếp nhận các câu hỏi của các cấp bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi gửi tới Ban Bí thư. Đến nay, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã nhận được gần 3.000 các ý kiến, sáng kiến và nguyện vọng của đoàn viên, thanh thiếu niên.

Cùng với đó, các cấp bộ Đoàn trong cả nước, 22 tổ chức Đoàn, Hội ngoài nước đã đề xuất nhiều ý tưởng, giải pháp với mong muốn giải quyết các vấn đề về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi một cách thiết thực, xây dựng tổ chức Đoàn ngày một vững mạnh, tạo nên sự gắn kết giữa Đoàn và thế hệ trẻ cả trong và ngoài nước.

17/03/2023 14:21

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

“Lời đầu tiên, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, rất cám ơn các bạn đoàn viên, thanh thiếu nhi trong và ngoài nước đã dành thời gian tham dự diễn đàn tại các điểm cầu, theo dõi trên các kênh thông tin của diễn đàn. Tôi và Ban Bí thư Trung ương Đoàn, lãnh đạo các ban Trung ương Đoàn hy vọng sẽ đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu, chia sẻ của các bạn trong diễn đàn hôm nay. Kỳ vọng tất cả các câu hỏi trong diễn đàn đều được trả lời. Nếu không đủ thời gian trả lời trực tiếp tại diễn đàn, các câu hỏi của đoàn viên, thanh niên sẽ được Ban Bí thư Trung ương Đoàn trả lời qua nhiều kênh khác nhau. Hy vọng, diễn đàn sẽ diễn ra sôi nổi, có nhiều thông tin bổ ích”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chia sẻ.

17/03/2023 14:25

Các bí thư Trung ương Đoàn dự diễn đàn.

Tham dự diễn đàn có các đồng chí lãnh đạo các ban, đơn vị Trung ương Đoàn, thường trực các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc; các cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước.

17/03/2023 14:40

Chuyển đổi số

Bạn Nguyễn Mạnh Ninh, đoàn viên chi đoàn Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh đặt câu hỏi: Hiện nay, em thấy truyền thông của Đoàn nhắc rất nhiều đến cụm từ “chuyển đổi số”. Năm 2023 được chọn chủ đề là “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”. Theo em được biết, muốn chuyển đổi số thành công thì trước hết phải có con người số. Em cũng như các bạn đoàn viên, thanh niên Quảng Ninh rất mong muốn anh chia sẻ với chúng em về vấn đề này?

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy: Muốn chuyển đổi số cần có những con người làm trong môi trường số. Có 2 yếu tố quan trọng xây dựng “con người số” là nhận thức số và năng lực số. Nhận thức số đóng vai trò rất quan trọng, vì chuyển đổi số có tính chất phá hủy, thay đổi hoàn toàn phương thức làm việc cũ. Nếu nhận thức không đúng vai trò của nó thì không có quyết tâm để thực hiện thay đổi.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Thái độ, kiến thức và kỹ năng giúp chúng ta làm việc được trong môi trường số. Vai trò của tổ chức Đoàn và tổ chức khác là cần tạo môi trường để bạn trẻ phát triển kỹ năng số đó.

Từng đoàn viên thanh niên cần có ý thức tham gia vào quá trình chuyển đổi số và tự nâng cao năng lực số là điều rất quan trọng. Cả Đoàn thanh niên và đoàn viên, thanh niên cùng làm thì sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi số tốt được.

Hiện Trung ương Đoàn đang xây dựng đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hỗ trợ thanh thiếu niên nâng cao nhận thức, thái độ; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo... trong môi trường số. Đề án với nhiều nhóm giải pháp khác nhau.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy mời anh Nguyễn Thiên Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và tài năng trẻ tham gia trả lời tiếp câu hỏi này:

Anh Nguyễn Thiên Tú: Trung ương Đoàn đang tích cực tham mưu các bộ ngành về đề án xây dựng đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030” trình Thủ tướng Chính phủ. Đề án nhằm đánh gia nâng cao năng lực số thời gan qua và hạn chế về năng lực số của thanh niên hiện nay; đề án cũng nghiên cứu năng lực số ở nước ngoài.

Anh Nguyễn Thiên Tú

Đề án xác định mục tiêu chung, cụ thể qua từng giai đoạn Phần 1, trong đó đặt ra 5 nhóm nhiệm vụ: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về năng lực số; đề xuất phối hợp với các cơ quan doanh nghiệp số để phát triển năng lực số; hợp tác quốc tế trong nâng cao năng lực số; năng lực sử dụng thiết bị phần, khai thác phần mềm, đổi mới sáng tạo…

Bên cạnh đó, các cơ quan tham mưu tiến hành nghiên cứu khảo sát để xây dựng khung năng lực số;xây dựng bộ chỉ số về năng lực số.

17/03/2023 14:46

Tăng sức đề kháng trên không gian mạng

“Internet, mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích, nhưng cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng tới tâm sinh lý và hành vi của thanh thiếu nhi, đặc biệt là các thông tin sai sự thật rất khó phân biệt, nhận diện được. Chúng em rất mong các anh, chị có thể chia sẻ giải pháp để giúp thanh niên tăng cường ‘sức đề kháng’ trước các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội”.

Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn thanh niên, như: Cao Trang Nhung (Tuyên Quang), Phạm Văn Liết (Vĩnh Long), Phan Thị Ngọc Ánh (Nghệ An), Võ Phước Lộc (An Giang) và 80 bạn khác gửi tới hệ thống website của chương trình.

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương cho biết đây là câu hỏi thú vị và mang tính thời sự; hay được đặt ra tại nhiều diễn đàn, tọa đàm. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng lối sống văn hóa trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030, trên cơ sỏ đề xuất của Trung ương Đoàn. Trung ương Đoàn cũng đã ban hành nhiều kế hoạch, nội dung để thực hiện các nội dung công việc.

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương

“Tôi nói có bốn ý để phát huy tốt lợi ích, gía trị của mạng xã hội, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội. Thứ nhất, mỗi bạn trẻ cần hình thành ý thức, thái độ và văn hóa sử dụng mạng xã hội tích cực. Chúng ta đã có Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua năm 2019, Trung ương Đoàn cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội. Cũng có nhiều tài liệu giấy, điện tử và hệ thống báo chí của Đoàn giúp các bạn sử dụng mạng xã hội an toàn.

Thứ hai, các bạn cần tự trang bị kho tàng tri thức, kiến thức và cập nhật thông tin, từ chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch của Trung ương Đoàn. Bên cạnh đó, các bạn tích cực tham gia hoạt động xã hội, của Đoàn, Hội. Qua đó có lý luận và thực tiễn để nhận diện vấn đề.

Thực tế, khi có nhiều thông tin kiểm chứng, thì người ta tìm thông tin chính thống. Đối với Đoàn, với thanh niên, các bạn trẻ có thể tìm đến báo Tiền Phong, báo Thanh Niên, website của Trung ương Đoàn, hệ thống fanpage của tổ chức Đoàn. Các bạn hoàn toàn có thể trao đổi với cán bộ Đoàn các cấp, với Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Thứ ba, các thông tin tiêu cực bớt đi thì cần sự chung tay của cộng đồng, các bạn trẻ. Chúng ta lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lan tỏa nhiều câu chuyện, hành động đẹp, nghĩa cử nhân ái...

Thứ tư, mỗi bạn trẻ ngoài kiến thức, cần bản lĩnh để đấu tranh, phê bình, phản biện những thông tin xấu độc, hành vi chưa tốt, lệch chuẩn trên mạng xã hội.

Với những điều như vậy, tôi tin các bạn sẽ có lá chắn vững chắc, lăng kính sàng lọc thông tin”, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương nói.

17/03/2023 14:54

Lan truyền rộng rãi giá trị văn hóa

Bạn Trần Thanh Tiến (Vĩnh Long), Nguyễn Minh Quân (Đồng Nai) và 12 bạn khác gửi câu hỏi về diễn đàn: Các anh, chị có thể chia sẻ những giải pháp để thanh thiếu nhi ngày nay có cơ hội được tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn nữa đến các giá trị truyền thống, đạo đức, lối sống văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc trong bối cảnh hội nhập văn hoá ngày càng sâu rộng hiện nay?

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết

Trả lời câu hỏi này, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết cho biết, đây là một nội dung mà Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII rất quan tâm, thảo luận, đưa ra giải pháp để đoàn viên thanh niên có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với những kiến thức về lịch sử, văn hóa đất nước.

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, một trong những giải pháp để tạo điều kiện cho các bạn trẻ tiếp cận nhiều hơn đó là đưa được các nội dung về giáo dục lịch sử, văn hóa đất nước đến gần với thanh niên thông qua những giải pháp về số. Làm sao để hình thức gần gũi, dễ nhớ, dễ tiếp cận, dễ tham gia hơn là vấn đề cần quan tâm và đầu tư. Bằng tình yêu với văn hóa, lịch sử, các bạn trẻ không chỉ tiếp nhận thông tin mà đã từng bước sản xuất nội dung hiện đại, rất gần gũi về các kiến thức, nội dung về văn hóa, lịch sử dân tộc.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Trả lời thêm, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh, khi nhắc đến việc tiếp cận giá trị truyền thống, có 2 hình thức cơ bản: Trực tiếp và trực tuyến. Nếu tiếp cận trực tiếp thì chi phí cao hơn rất nhiều. Hiện nay, hình thức các cấp bộ Đoàn đang làm để quảng bá văn hóa là giới thiệu di tích lịch sử, thành lập đội hình tình nguyện để giới thiệu, quảng bá văn hóa. Đã có một số cơ sở làm rất tốt việc này. Với giải pháp trực tuyến, cần làm mạnh mẽ hơn chuyện số hóa các di tích lịch sử, tổ chức các cuộc thi để lan truyền rộng rãi giá trị văn hóa.

17/03/2023 14:55

Toàn cảnh Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn"

17/03/2023 15:00

Khởi nghiệp, lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình

Bạn Nguyễn Văn Trường, Bí thư Đoàn xã Tân Bình, huyện Như Xuân, Thanh Hóa đặt câu hỏi tại hội trường: Là một thanh niên sinh ra và lớn lên ở khu vực nông thôn, giàu bản sắc, văn hóa, người dân hài hòa thân thiện, để hình ảnh làng quê mình tạo ra bản sắc riêng thu hút người dân xa quê quay trở về nhiều hơn, khách phương xa tìm đến trải nghiệm khám phá nét tinh hoa, sản phẩm từ làng được tiêu thụ nhiều hơn, ưa chuộng hơn, thu nhập người dân được nâng thêm, phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương. Vậy trong thời gian tới Trung ương Đoàn có kế hoạch, hướng dẫn nào, hay dự định gì để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới thôn bản trở thành những “Làng quê đáng sống” hay không?

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương: Câu hỏi này là nhiệm vụ rất quan trọng mà Trung ương Đoàn đang triển khai xây dựng nông thôn và xây dựng thôn bản trở thành “Làng quê đáng sống”.

Để phát huy vai trò của thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, nhất là xây dựng nông thôn mới thôn, bản trở thành những “Làng quê đáng sống”, Trung ương Đoàn triển khai nhiều nội dung, nhiệm vụ. Ngay từ đầu năm, Trung ương Đoàn có hướng dẫn các cấp bộ Đoàn trong việc triển phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, từ đó các cấp bộ Đoàn chọn lựa những giải pháp cụ thể để triển khai cho phù hợp với từng địa phương, đơn vị.

Ngày 12/3/2023 vừa qua, các cấp bộ Đoàn đã triển khai đồng loạt trên toàn quốc “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”; mỗi cấp bộ Đoàn, mỗi đoàn viên thanh niên nông thôn có việc làm cụ thể để xây dựng thôn, bản trở thành “Làng quê đáng sống”.

Chúng ta cũng biết, sau khi dịch bệnh COVID-19 ổn định, rất nhiều lao động từ thành phố lớn về quê không trở lại làm việc, chính vì vậy tổ chức Đoàn, ngoài việc vận động người lao động trở lại thành phố làm việc thì cũng cần có giải pháp để hỗ trợ cho những thanh niên ở lại lập nghiệp ngay trên chính quê hương mình, như: Tư vấn hỗ trợ kiến thức, giới thiệu mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Bên cạnh đó hỗ trợ vốn thông qua vốn 120, vốn ủy thác, vốn ưu đãi khác… Trung ương Đoàn cũng khuyến khích tổ chức đoàn tham mưu cấp ủy chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan để giới thiệu vốn cho đoàn viên thanh niên nông thôn khởi nghiệp, lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình.

17/03/2023 15:07

Nâng cao chất lượng tình nguyện

Từ điểm cầu Quảng Ngãi, bạn Võ Công Thành, Chủ nhiệm CLB Dấu chân Tình nguyện Quảng Ngãi, Phó ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực miền Trung đặt câu hỏi: Thời gian qua, phong trào Thanh niên tình nguyện đã được triển khai và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của đoàn viên, thanh niên. Xin Ban Bí thư chia sẻ một số giải pháp để nâng cao tính bền vững, sức lan tỏa, tăng cường sự kết nối của phong trào thanh niên tình nguyện?

Đồng chí Nguyễn Hải Minh, Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam: Phong trào Thanh niên tình nguyện luôn nhận được sự quan tâm và sự tham gia của cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Tuy nhiên, như bạn Thành nói, vẫn có một số hạn chế liên quan tới việc triển khai phong trào, tính bền vững của hoạt động.

Đồng chí Nguyễn Hải Minh, Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam

Nhiệm kỳ tới, Trung ương Đoàn đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao tính hiệu quả, bền vững của phong trào thanh niên tình nguyện. Trong Nghị quyết Đại hội Đoàn XII và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đã đưa ra nhiều giải pháp.

Đầu tiên, tăng cường tính kế hoạch trong việc triển khai các hoạt động tình nguyện; lựa chọn các nội dung hoạt động tình nguyện đảm bảo hiệu quả, bền vững. Chẳng hạn, trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc XII có nêu rõ mỗi tỉnh thành Đoàn xây dựng, hoàn thành 1 - 2 dự án tình nguyện trong cả nhiệm kỳ, nhưng các dự án đó có chất lượng, hiệu quả, giải quyết các vấn đề quan trọng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng con người làm tình nguyện. Trước thềm Đại hội Đoàn toàn quốc XII, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình nâng cao năng lực quản lý điều phối hoạt động tình nguyện cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội với nhiều giải pháp cụ thể.

Thứ ba, phương thức triển khai hoạt động tình nguyện, Ban Bí thư Trung ương Đoàn chỉ đạo tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào việc triển khai các hoạt động tình nguyện. Trong đó, có việc xây dựng hình thành cổng thông tin tình nguyện quốc gia để chia sẻ kết quả tình nguyện, hoạt động tình nguyện.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chia sẻ thêm: Trong Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII có xác định chủ trương trong hoạt động tình nguyện để tăng tính bền vững, hiệu quả. Đó là thông qua hoạt động ba liên kết: Liên kết lực lượng - địa bàn cộng đồng. Cụ thể, khuyến khích sự phối hợp giữa các lực lượng; một đơn vị đoàn liên kết với miền núi để thực hiện một hoạt động; một hoạt động có thể lan tỏa, liên kết với cộng đồng. Ba liên kết sẽ góp phần thực hiện việc bền vững.

17/03/2023 15:14

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Bạn Dương Thu Nga, đoàn viên, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đặt câu hỏi: Môi trường và bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Qua theo dõi, ô nhiễm rác thải đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Trong thời gian vừa qua, Trung ương Đoàn đã có những giải pháp nào để nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên và người dân trong việc phân loại và xử lý rác thải tại địa phương mình?

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương: Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề rất quan trọng trong thời điểm Trái đất nóng lên. Hằng năm, Trung ương Đoàn đều ban hành hướng dẫn Đoàn các cấp trong triển khai công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp mỗi cấp bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên lựa chọn giải pháp cụ thể để triển khai ở địa phương mình.

Cuối tuần này (ngày 19/3), Đoàn các cấp tổ chức ngày Chủ nhật Xanh toàn quốc, thông qua ngày Chủ nhật Xanh hướng các cấp bộ Đoàn, mỗi đoàn viên thanh niên có việc làm cụ thể trong công tác bảo vệ môi trương, đặc biệt là việc phân loại và xử lý rác thải.

Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn là giải pháp hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, chính vì vậy, muốn nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và người dân trong phân loại và xử lý rác thải thì phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn việc phân loại và xử lý rác thải tại các cấp bộ Đoàn để làm sao thay đổi tư duy nhận thức người dân trong phân loại, xử lý rác thải.

Trong những năm vừa qua, đặc biệt năm 2022, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo thành lập 700 đội thanh niên tình nguyện ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn cũng tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng cho các đội thanh niên tình nguyện trong phân loại và xử lý rác thải tại nguồn.

Bên cạnh đó, chúng ta cần đẩy mạnh phong trào “Chống rác thải nhựa”, triển khai mô hình hiệu quả, như: Chung cư giảm thiểu rác thải nhựa, chợ dân sinh giảm rác thải nhựa, mô hình văn phòng xanh. Hiện nay, cơ bản các chương trình, hoạt động họp, giao ban của tổ chức Đoàn là không sử dụng chai nhựa.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Về vấn đề này, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết: Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII cũng nêu một số vấn đề liên quan bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Việc xây dựng một số mô hình làm việc bảo vệ môi trường đóng vai trò rất quan trọng, trong đó công tác tuyên truyền đảm bảo 4T: Từ chối, tiết chế, tiết giảm, tái chế.

17/03/2023 15:19

Tình nguyện quốc tế

Bạn Nguyễn Thị Trâm Anh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản gửi câu hỏi: Qua theo dõi các kênh thông tin, thanh niên Việt Nam ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động quốc tế, như: Tham gia Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tham gia các đoàn cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ các nước… Ban Bí thư Trung ương Đoàn có thể định hướng thêm hoạt động tình nguyện quốc tế trong thời gian tới được không?

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm cho biết: Hiện nay, chúng ta có 22 tổ chức Đoàn ở các nước đã có nhiều hoạt động tình nguyện tiêu biểu. Điển hình như trong thời điểm phòng chống dịch COVID-19 vừa qua, các tổ chức tại Nga, Séc và Nhật Bản không chỉ hỗ trợ người Việt mà còn hỗ trợ người dân ở nước sở tại. Vì vậy, các bạn có thể liên hệ với các tổ chức Đoàn ở các nước, hoặc nếu có các dự án tình nguyện nào muốn được hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp với Trung ương Đoàn.

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, các hoạt động tình nguyện của thanh niên quốc tế cũng phải đáp ứng yêu cầu của nước sở tại. Tuy nhiên, thanh niên Việt Nam ở nước ngoài cũng nên hướng về Việt Nam, hướng về các phong trào đang rất sôi nổi.

17/03/2023 15:25

Tiên phong, gương mẫu lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc

Diễn viên Lương Thu Trang

Tham dự diễn đàn, diễn viên Lương Thu Trang: Là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, em rất vui mừng khi thời gian qua, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam đã từng bước vươn ra quốc tế, đạt được nhiều giải thưởng cao quý. Em và các bạn trong Nhà hát Tuổi trẻ cũng mong muốn phát triển, quảng bá hơn nữa văn hóa Việt Nam thông qua các hình thức nghệ thuật không chỉ ở trong nước mà vươn tầm và khẳng định giá trị với thế giới. Vậy, em mong các anh, chị có thể chia sẻ, định hướng thêm về vấn đề này.

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương: Trung ương Đoàn rất trân trọng và đánh giá cao nỗ lực và sự đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ trong quá trình phát triển đất nước, cũng như đồng hành với các hoạt động của Đoàn, Hội.

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương

Đảng ta xác định rõ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Trong quá trình phát triển đất nước hiện nay, tôi cho rằng, văn hóa là sức mạnh nội sinh phát triển đất nước, lợi thế so sánh của các quốc gia.

Nói câu chuyện đó để mỗi người Việt Nam, trong đó có các bạn trẻ sẽ luôn tự hào truyền thống, văn hóa giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam. Từ đó, mỗi bạn có hành động, ý tưởng để nhân lên giá trị tốt đẹp của dân tộc; xóa đi những hủ tục lạc hậu. Trong những thành phần làm điều này, có vai trò quan trọng của các bạn văn nghệ sĩ trẻ.

Hội LHTN Việt Nam hiện có CLB Văn nghệ sĩ trẻ. Năm nay, Trung ương Đoàn sẽ lần đầu tiên có Liên hoan văn nghệ sĩ trẻ toàn quốc. Đây là những sân chơi, môi trường hoạt động bổ ích dành cho các bạn văn nghệ sĩ trẻ. Trung ương Đoàn cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị để đồng hành với văn nghệ sĩ trẻ; đồng thời kết nối với các đại sứ quán, sinh viên Việt Nam ở ngoài nước để lan tỏa sản phẩm văn hóa, diễn viên có hành động tốt.

Thực tiễn, các bạn văn nghệ sĩ trẻ tham gia với Đoàn, bên cạnh việc tự thấy được các giá trị tốt đẹp, còn cùng với Đoàn lan tỏa tốt hơn các giá trị tốt đẹp tới cộng đồng.

Tôi mong muốn các bạn văn nghệ sĩ trẻ phát huy tinh thần tiên phong gương mẫu lan tỏa giá trị tốt đẹp của dân tộc không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

17/03/2023 15:26

17/03/2023 15:27

17/03/2023 15:34

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Trong suốt những năm qua, việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trên cả nước quan tâm. Thế hệ trẻ bây giờ cũng nắm được giá trị của biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng các biện pháp và nhiều hình thức giáo dục, tuyên truyền. Tuy nhiên, để nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ lãnh thổ đất nước mà còn là nhiệm vụ, trọng trách của tuổi trẻ hôm nay và mai sau. Trung ương Đoàn cần có những giải pháp nào để triển khai cụ thể hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục, giúp cho các em, các con hiểu rõ hơn nữa về chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và những trọng trách mà các em, các con phải làm để góp phần khẳng định, phát huy và bảo tồn những thành quả mà thế hệ cha ông đã xây dựng và gìn giữ?.

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết cho biết: Đối với tổ chức Đoàn, Hội, công tác giáo dục về lòng yêu nước luôn là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai trong thời gian qua. Hàng năm, Trung ương Đoàn tổ chức các chuyến tàu đưa đoàn viên, thanh niên ưu tú ra quần đảo Trường Sa để thực hiện nhiều công trình tình nguyện, thể hiện trách nhiệm trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí của Đoàn luôn xem đây là nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong Tháng Thanh niên. Xác định các địa bàn biên giới là trọng tâm để đoàn viên, thanh niên có cơ hội được đến cống hiến sức trẻ, xây dựng đất nước ở những địa bàn “phên dậu” Tổ quốc.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy bổ sung thêm: Sau mỗi chuyến đi ra quần đảo Trường Sa với hàng trăm thanh niên, các bạn sẽ được chiêm nghiệm, trải nghiệm cuộc sống của thanh niên biển đảo. Mỗi đoàn viên đi về sẽ là một kênh tuyên truyền hiệu quả, có bạn đã thành lập nhiều CLB, góp phần tuyên truyền về giá trị của biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt, trách nhiệm tuyên truyền là trách nhiệm chung của mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta. Tuy không trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ biên giới hải đảo nhưng mỗi đoàn viên thanh niên phải tích cực tuyên truyền để mọi người có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

17/03/2023 15:48

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Bạn Nguyễn Như Quỳnh - sinh viên được nhận học bổng toàn phần Đại học Quốc gia Singapore chuyên ngành Chính sách công; sáng lập và là Giám đốc điều hành Doanh nghiệp xã hội Cyberkid Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an toàn trên không gian mạng và phát triển năng lực số cho trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam: Trong kỷ nguyên số ngày nay, công nghệ nói chung và internet nói riêng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của trẻ em, thanh thiếu niên. Internet không chỉ mở ra những cơ hội học tập, phát triển bản thân và giải trí trực tuyến tích cực và tiện lợi cho các em, mà ẩn sâu trong đó cũng đồng thời tồn tại những hạn chế, rủi ro có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển và sức khoẻ tâm thần, tâm lý và thể chất của các em, như: Lừa đảo mạng, xâm hại, quấy rối tình dục trực tuyến, tin giả, bắt nạt mạng…

Ngày 1/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”. Từ câu chuyện này, tổ chức Đoàn cần bắt đầu nghiên cứu, lên kế hoạch, triển khai các chương trình dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên Việt Nam, tương tác với công nghệ số nói chung và internet nói riêng. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nhận diện rủi ro về an toàn trên không gian mạng, như: Tin giả và tin xấu độc, bạo lực mạng, bắt nạt mạng, quấy rối tình dục mạng... vì theo kinh nghiệm cá nhân, đây là những vấn đề trẻ hay gặp phải nhất. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực số cho bạn trẻ…

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang cám ơn những chia sẻ và đề xuất tâm huyết của bạn Nguyễn Như Quỳnh.

“Đúng như bạn Quỳnh đã chia sẻ, có thể nói, công tác bảo vệ trẻ em và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng hiện nay đang là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết, không chỉ tổ chức Đoàn mà cần được toàn xã hội quan tâm, để giúp các em thiếu nhi có lá chắn bảo vệ mình trên không gian mạng. Chúng tôi xin ghi nhận, tiếp thu những ý kiến góp ý, chia sẻ của bạn để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp về vấn đề này trong thời gian tới.

Về góc độ Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương, xin chia sẻ thêm với bạn một số thông tin, liên quan đến việc hỗ trợ trẻ em tương tác, lành mạnh trên môi trường mạng do tổ chức Đoàn, Đội đã triển khai.

Ngoài thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức Đoàn, Đội các cấp triển khai nhiều chương trình, mô hình giải pháp để trang bị kiến thức, kỹ năng, định hướng thẩm mỹ cho các em thiếu nhi. Trung ương Đoàn và các cấp bộ Đoàn, Đội đã triển khai rất nhiều hoạt động, sân chơi lành mạnh, bổ ích, sáng tạo trên không gian mạng cho các em thiếu nhi, như: Cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ, Liên hoan tuyên truyền măng non, thi tìm hiểu Luật Trẻ em, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại trẻ em bằng hình thức trực tuyến; tổ chức các Ngày hội sắc màu, cuộc thi vẽ tranh trực tuyến dành cho thiếu nhi; tổ chức các sân chơi tìm hiểu về Bác Hồ, lịch sử dân tộc trên mạng internet… Bên cạnh đó là các clip, tiểu phẩm về phòng chống xâm hại trẻ em, trang bị kỹ năng cho trẻ em gửi tới cơ sở làm tư liệu sinh hoạt chi Đội, sinh hoạt Liên đội dưới cờ.

Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động sinh hoạt, rèn luyện của các em thiếu nhi tốt hơn. Chúng ta có chương trình ‘Thiếu nhi Việt Nam, học tập tốt, rèn luyện chăm’ gắn với ứng dụng ‘Em làm việc tốt’ cho đội viên khối tiểu học, kênh ý nghĩa kết nối tổ chức Đoàn, Đội với các em thiếu nhi, nhà trường và gia đình trong việc định hướng, giáo dục các em làm việc tốt.

Tới thời điểm này đã có 1,5 triệu em đăng ký tham gia với 36 triệu việc làm tốt xoay quanh các hoạt động hằng ngày của các em, như: Học tập, đọc sách, rèn luyện kỹ năng, bảo vệ môi trường, tập luyện thể dục thể thao, chia sẻ giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là kênh tiếp cận và giải pháp bước đầu đạt được hiệu quả để kết nối giữa tổ chức Đội và các bậc phụ huynh trong quá trình theo dõi, định hướng cho các em thiếu nhi, đặc biệt trên không gian mạng.

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang

Đồng thời cuối năm 2022, Hội đồng Đội Trung ương đã triển khai chương trình ‘Tuổi trẻ Việt Nam, rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai’ gắn với ứng dụng ‘Hướng nghiệp’ cho các em học sinh THCS, góp phần trang bị, hoàn thiện kỹ năng cho các em, định hướng về nghề nghiệp và khơi dậy trong các em khát vọng vươn lên, tinh thần chia sẻ, yêu thương", Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang chia sẻ.

17/03/2023 15:49

17/03/2023 15:53

Nâng cao trình độ ngoại ngữ thanh thiếu nhi ở cơ sở

Từ điểm cầu Gia Lai, chị Nguyễn Thị Thảo - giáo viên dạy tiếng Anh kiêm tham gia công tác Đoàn tại Trường Cao đẳng Gia Lai đặt câu hỏi: Thời gian qua, Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động về học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho thanh thiếu nhi. Trong thời gian tới, các anh chị có thể chia sẻ về giải pháp, định hướng để cấp cơ sở thực hiện hiệu quả nội dung này?

Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực UBQG về Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm

Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực UBQG về Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm: Khi xu hướng hội nhập sâu rộng và ngay cả việc cạnh tranh trên thị trường việc làm trong nước, yêu cầu ngoại ngữ đối với thanh niên ngày càng quan trọng. Ngay từ năm 2017, Trung ương Đoàn đã triển khai đề án Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh thiếu niên Việt Nam. Sau 5 năm triển khai, đã có gần 10 triệu bạn tiếp cận các hoạt động của đề án.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế, việc triển khai đề án mới cơ bản dừng ở cấp Trung ương, các thành phố lớn có điều kiện. Còn để lan tỏa đến vùng sâu, vùng xa chưa đạt được yêu cầu.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”. Trong chương trình này có 6 nhóm chỉ tiêu và 6 nhóm giải pháp cụ thể.

Để thực hiện chương trình này, Trung ương Đoàn đang xây dựng kế hoạch cho từng năm cho cả giai đoạn. Trong đó, có phân công nhiệm vụ cho các địa phương. Trong kế hoạch này tập trung vào các nhiệm vụ: Tập trung xây dựng phong trào học ngoại ngữ trong đoàn viên, thanh niên; nâng cao nhận thức vai trò ngoại ngữ. Đồng thời, tạo môi trường học tập và rèn luyện thông qua xây dựng các thiết chế của Đoàn.

Trong chương trình được Thủ tướng phê duyệt, có phân công nhiệm vụ cụ thể chính quyền, UBND các cấp. UBND các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, cấp nguồn kinh phí theo các chương trình, đề xuất của Đoàn để thực hiện nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi. Đồng thời UBND các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp dưới thực hiện nhiệm vụ của mình... Nói như vậy có nghĩa, chúng ta đã có đủ cơ chế để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi.

Trung ương Đoàn cũng xác định giáo viên ngoại ngữ là đối tượng cần vận động, kêu gọi tham gia nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi.

17/03/2023 16:02

Triển khai rộng rãi trên cả nước phần mềm quản lý đoàn viên

Bạn Ngô Thanh Nam, Bí thư Chi đoàn Khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long gửi câu hỏi: Với giải pháp đột phá là chuyển đổi số, trong năm 2022 và 2023, Trung ương Đoàn đã triển khai rộng rãi trên cả nước phần mềm quản lý đoàn viên. Em nghĩ đây là một chủ trương rất hay, sẽ làm thay đổi căn bản phương thức quản lý đoàn viên. Với thực tiễn đã thực hiện trong thời gian qua, Ban Bí thư Trung ương Đoàn có định hướng gì để thực hiện hiệu quả hơn chủ trương này trong thời gian tới?.

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm cho biết, một trong những nội dung đã thực hiện để chuyển đổi số đó là phần mềm quản lý đoàn viên. Để có dữ liệu đoàn viên đúng, đủ và sạch khá là khó, và việc thay đổi hoàn toàn cách làm việc từ thủ công sang thiết bị phần mềm còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, anh Lâm cho rằng, nếu sử dụng thuần thục, nắm vững kỹ năng số sẽ tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên làm tốt nhiệm vụ của mình. Về việc làm sao để đoàn viên có ý thức chủ động cập nhật dữ liệu, thông tin cá nhân của mình đúng, đủ, chính xác cũng đang là một vấn đề khó khăn của nhiều cơ sở Đoàn.

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, các tổ chức Đoàn và mỗi đoàn viên cần coi đây là nhiệm vụ chính trị cùng chung tay thực hiện thì sẽ đạt được hiệu quả.

Bổ sung thêm, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, chuyển đổi số là một phương thức mới và Đoàn Thanh niên xác định đi tiên phong trong chuyển đổi số. Hiện tại, chúng ta đã cập nhật dữ liệu của 5,7 triệu đoàn viên - đó là một tài sản quý của tổ chức Đoàn. Nếu không sử dụng, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất lớn.

“Tôi được biết, số lượng Chi đoàn sử dụng phần mềm quản lý đoàn viên chưa nhiều, trong khi phương châm của chuyển đổi số là tầm nhìn xa, hành động mau lẹ. Muốn làm được điều này, phải bắt đầu từ đoàn viên đến Bí thư đoàn cơ sở, Bí thư Huyện Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nói, đồng thời cho biết thêm, việc đăng ký rèn luyện đoàn viên mới chỉ đạt 73%. Vì vậy, nhân dịp này, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đề nghị đoàn viên thanh niên cả nước trân trọng tài sản lớn là dữ liệu thông tin đoàn viên, làm chủ công cụ, phần mềm số.

17/03/2023 16:02

17/03/2023 16:12

Vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Bạn Phan Hiếu Phúc, Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh: Thời gian vừa qua, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần đề cập đến vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; trong đó, có đội ngũ cán bộ Đoàn. Người cán bộ đoàn tiên phong, gương mẫu sẽ giúp tổ chức Đoàn ngày càng phát triển, vững mạnh và dẫn dắt đoàn viên, thanh thiếu nhi gắn bó với hoạt động của Đoàn. Vậy, xin Ban Bí thư cho biết tổ chức Đoàn có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng chính trị và tính nêu gương của cán bộ Đoàn?

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương: Cán bộ Đoàn đòi hỏi những phẩm chất, như: Sáng tạo, trách nhiệm, dấn thân, tiên phong, gương mẫu, có uy tín để quy tụ đoàn kết, tập hợp thanh niên. Cán bộ Đoàn phải là những người thực sự tiên phong, gương mẫu trong công tác, trong lời nói, ứng xử hằng ngày để nêu gương cho đoàn viên, thanh niên.

Thứ nhất, từ năm 2020, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã tham mưu Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành quy chế cán bộ Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp bám sát quy chế để rèn luyện, phấn đấu, chuẩn hóa; song song đó là ban hành Chỉ thị rèn luyện tác phong cán bộ Đoàn. Chỉ thị quy định rõ những điều nào cán bộ Đoàn nên làm và không nên làm. Trong triển khai thực hiện Chỉ thị 05, hằng năm, đội ngũ cán bộ Đoàn đều đăng ký các nội dung rèn luyện, phấn đấu và có sự đánh giá hằng năm.

Thứ hai, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành quy định bắt buộc học tập lý luận chính trị, cập nhật kiến thức hằng năm nhằm chuẩn hóa kiến thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp. Cùng với đó, cán bộ Đoàn phải là những người gần gũi với thanh niên, sâu sát cơ sở. Về vấn đề này, Đoàn triển khai chủ trương 1+2.

Thứ ba, trong quy trình phân công, giao việc, đề bạt, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thì cán bộ càng cao thì được giao nhiệm vụ càng khó; với chủ trương “trong trước - dưới sau - trên trước - dưới sau”. Nguyên tắc là cán bộ Đoàn cấp trên sẽ là tấm gương cho cán bộ Đoàn cấp dưới, tỉnh làm gương cho huyện, huyện làm gương cho xã; cán bộ Đoàn làm gương cho đoàn viên, đoàn viên làm gương cho thanh niên…

Cuối cùng là công tác kiểm tra đánh giá, phê bình và tự phê bình triển khai chặt chẽ nghiêm túc hằng năm.

17/03/2023 16:20

Khai thông điểm nghẽn trong công tác phát triển đảng viên mới

Bạn Chu Hoa Bảo Trâm, Phó Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam

Tại điểm cầu chính, bạn Chu Hoa Bảo Trâm, Phó Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đặt câu hỏi: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những đoàn viên ưu tú…”. Em xin hỏi, trong thời gian tới, tổ chức Đoàn sẽ triển khai những giải pháp gì góp phần tăng cường công tác phát triển đảng viên từ học sinh, sinh viên, tạo điều kiện cho chúng em được đứng vào hàng ngũ của Đảng?

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn xác định nhiệm vụ rất quan trọng là tham gia công tác phát triển Đảng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, có nhiều giải pháp, nhưng trước hết các cấp bộ Đoàn phải tạo được môi trường cho đoàn viên rèn luyện phấn đấu.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Ví dụ, ở Trường chuyên Hà Nội Amsterdam, Đoàn trường không tạo ra môi trường cho các bạn rèn luyện, phấn đấu thì chúng ta không biết các bạn sẽ khẳng định qua những hoạt động cụ thể nào. Vì vậy, nhiệm vụ của các cấp bộ Đoàn là phải tăng cường các hoạt động cho đoàn viên rèn luyện trên các mặt chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa, học tập, thể lực... tạo ra người toàn diện.

Hiện nay, tổ chức Đoàn đang triển khai Cuộc vận động đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, để phát triển đảng viên mới, chúng ta phải chú trọng công tác đào tạo nguồn, phải lựa chọn được những người ưu tú nhất để giới thiệu Đảng xem xét kết nạp. Muốn làm được điều này, tổ chức Đoàn phải làm tốt chương trình rèn luyện đoàn viên; từng cơ sở Đoàn phải thực hiện hiệu quả việc đoàn viên đăng ký thực hiện mục tiêu rèn luyện, để có cơ sở phân loại, lựa chọn những người ưu tú xuất sắc nhất.

Thứ ba, trách nhiệm tổ chức Đoàn trong việc tham gia quy trình phát triển đảng viên mới. Ở nhiều đơn vị, sở dĩ giới thiệu nhiều đoàn viên ưu tú, nhưng được kết nạp lại không nhiều. Nguyên nhân là chất lượng đoàn viên chưa thực sự tốt, chưa được cấp ủy đánh giá cao; sau khi giới thiệu cho cấp ủy xem xét thì buông luôn, mà thiếu hỗ trợ các bạn phấn đấu rèn luyện tiếp; đứt quãng trong quá trình theo dõi.

Sắp tới, Trung ương Đoàn sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng tổ chức tọa đàm công tác phát triển Đảng trong học sinh sinh viên. Hy vọng, qua diễn đàn này, đoàn viên thanh niên sẽ hiến kế cho Trung ương Đoàn và Ban Tổ chức Trung ương Đảng khai thông điểm nghẽn trong công tác phát triển đảng viên mới.

17/03/2023 16:28

Liên thông ba phong trào lớn

Bạn Nguyễn Thị Châu Anh, Phó Chủ tịch Hội SVVN TPHCM, Chủ tịch Hội SVVN Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TPHCM đặt câu hỏi từ điểm cầu TPHCM: Trong thời gian vừa qua, Đoàn, Hội đã tổ chức các phong trào trong khối trường học, như “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt”. Mỗi phong trào đều có ý nghĩa và giá trị giáo dục thanh niên, sinh viên. Em muốn được các anh chị chia sẻ thêm về những giải pháp “liên thông” nội dung của các phong trào, nhất là từ khối trung học phổ thông lên khối trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học, cao đẳng, để đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong trường học có môi trường rèn luyện liên tục, hiệu quả, xuyên suốt?

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết: Như chúng ta đã biết, hiện nay trong khối trường học đang triển khai 3 phong trào lớn là “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt”. Bên cạnh các nội dung tuyên truyền, triển khai hoạt động cho học sinh, sinh viên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành theo từng nhóm nội dung, các giải pháp tuyên dương, phát huy các cá nhân tiêu biểu, trong thiết kế và chỉ đạo phong trào, chúng tôi cũng chú trọng sự liên kết giữa các phong trào để làm sao quá trình rèn luyện, phấn đấu của các bạn học sinh, sinh viên được liên tục, xuyên suốt. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh:

Thứ nhất, trong thiết kế nội hàm của từng phong trào, có sự thống nhất về nội dung ở cả 3 khối THPT, khối nghề và khối các trường đại học, cao đẳng. Cả 3 phong trào đều bao gồm các tiêu chí về đạo đức, học tập, thể lực. Cách triển khai ở các cấp có thể khác nhau nhưng đều có chung những tiêu chí để học sinh các cấp có thể tiếp cận rèn luyện, phấn đấu.

Thứ hai, có sự thống nhất, liên thông về mặt thông tin, dữ liệu giữa các khối đối tượng. Từ kết quả triển khai phong “Học sinh 3 tốt” khối THPT, hằng năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay các trường đại học, cao đẳng được tiếp nhận lại danh sách, hồ sơ của các học sinh tiêu biểu để có thể tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện phấn đấu đạt danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt”.

Thứ ba, thay vì các đơn vị chỉ tập trung chỉ đạo triển khai các hoạt động trong khối của mình, chúng tôi đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trực thuộc tăng cường sự liên kết, phối hợp triển khai các hoạt động giữa các khối. Một số đơn vị đã có ký kết phối hợp với triển khai hoạt động theo từng năm, từng giai đoạn. Hoạt động “Tiếp sức mùa thi” là một mô hình tiêu biểu trong kết hợp lực lượng tại chỗ các trường khối phổ thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn..

Các hoạt động phong trào trong khối trường học luôn được thường xuyên đổi mới, thiết kế các hoạt động theo thị hiếu, nhu cầu, sở thích của các bạn học sinh, sinh viên để có sự liên thông, liên kết các cấp nhằm giúp quá trình phấn đấu của các bạn học sinh, sinh viên không bị ngắt quãng, gián đoạn.

17/03/2023 16:32

Bí thư Trung ương Đoàn nói về YouTuber, TikToker

YouTuber, TikToker rất quen thuộc với giới trẻ - bạn Trần Lê Thu Giang, chủ kênh “Giang ơi” với nhiều video chia sẻ về những giá trị tốt đẹp đã gửi về diễn đàn câu hỏi: Trong thời đại phát triển chóng mặt của công nghệ, môi trường mạng xã hội đã mở ra cho thế hệ trẻ nhiều cơ hội mới, có rất nhiều bạn lựa chọn theo đuổi sự nghiệp trên các nền tảng này, với tên “sáng tạo nội dung”. Tuy là nghề mới nhưng kiếm được thu nhập ổn định như các ngành nghề truyền thống. Liệu các anh, chị có lời khuyên gì cho các bạn trẻ theo đuổi nghề này không?

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: Trên thị trường việc làm hiện nay có nhiều cơ hội việc làm mới gắn với công nghệ. Giới trẻ đã thích ứng rất nhanh, chủ động tìm hiểu cơ hội việc làm như sáng tạo nội dung để tạo thu nhập cho bản thân, gia đình.

“Tôi đánh giá cao sự nhạy bén của các bạn trong việc tiếp cận nghề nghiệp mới”, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết nói, đồng thời nhấn mạnh, các bạn trẻ cũng cần lưu ý tuân thủ pháp luật nghề nghiệp, nhất là đối với một công việc làm trên không gian mạng như sáng tạo nội dung. Vừa thực hiện đam mê sáng tạo, các bạn trẻ cũng cần tích cực lan tỏa nhiều hơn câu chuyện tốt đẹp đến với cộng đồng.

17/03/2023 16:33

17/03/2023 16:38

Phát huy đội ngũ trí thức trẻ, cán bộ trẻ

PGS.TS.BS Đào Việt Hằng, Chủ tịch Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu

Tại điểm cầu chính của diễn đàn, PGS.TS.BS Đào Việt Hằng, Chủ tịch Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu đề xuất: Thời gian qua, các hoạt động phát hiện, tôn vinh tài năng trẻ được Đoàn thanh niên và các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức làm rất tốt. Rất nhiều tài năng trẻ đã được nhận các giải thưởng, danh hiệu cao quý, đã được biểu dương, động viên kịp thời. Họ đã thực sự được tạo thêm động lực từ những hoạt động như vậy. Trong tương lai, tôi cũng rất hy vọng, các tài năng trẻ đã được tôn vinh sẽ nhận được thêm nhiều sự hỗ trợ từ phía Trung ương Đoàn, các cơ quan, tổ chức để họ có thể hoàn thiện bản thân, có đóng góp tích cực cho cộng đồng và cho sự phát triển của đất nước. Để làm được việc này, bản thân tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều, và hôm nay tại diễn đàn rất ý nghĩa này, tôi xin phép được nêu một vài đề xuất nho nhỏ của mình với Trung ương để các bạn nghiên cứu.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy: Đề xuất của PGS.TS Đào Việt Hằng và các ý kiến chia sẻ trong chương trình, bản chất là những hiến kế đối với tổ chức Đoàn để hoạt động Đoàn sắp tới hiệu quả, thiết thực hơn.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Hiện nay, Trung ương Đoàn vừa tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030. Đề án này xác định rất rõ mục tiêu, giải pháp để tôn vinh, hỗ trợ, phát triển đội ngũ tài năng trẻ của đất nước. Chắc chắn sẽ có những nhóm liên quan đến đội ngũ các nhà khoa học trẻ. Hy vọng, Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu sẽ tham gia tích cực triển khai những chủ trương này.

Tại tọa đàm “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới”, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai có đặt hàng với Trung ương Đoàn phối hợp với các vụ chức năng của Ban Tổ chức Trung ương để có các kiến nghị để tháo gỡ điểm nghẽn, phát huy tốt hơn đội ngũ cán bộ trẻ, trong đó có những điểm nghẽn về thể chế. Khi triển khai nội dung này, chắc chắn có sự tham gia trực tiếp của đội ngũ trí thức trẻ, trong đó có Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Hy vọng PGS.TS Đào Việt Hằng sát cánh với Trung ương Đoàn.

Chúng tôi kêu gọi các bạn trí thức trẻ trong và ngoài nước sẽ nhiệt tình đóng góp bằng hành động cụ thể tốt nhất để phát huy nguồn lực cán bộ trẻ cho sự phát triển đất nước.

17/03/2023 16:44

Bạn Giàng A Tiếp (tỉnh Điện Biên) đặt câu hỏi: Theo em nhận thấy, để có thể thực hiện hiệu quả chủ trương đoàn kết, tập hợp thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo, một trong những giải pháp rất hiệu quả là phát huy những người có uy tín, như già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc. Xin các anh, chị chia sẻ những giải pháp của Đoàn để làm tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới?

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương: Đối với công tác hoạt động của Đoàn, công tác mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên là nội dung rất quan trọng. Trong công tác này, Đoàn xác định phải thực hiện song song hai việc lớn: Phát huy tốt lợi thế của thanh niên tiêu biểu, người có uy tín trong thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo; chăm lo lực lượng thanh niên yếu thế. Trong đó, việc phát huy những người uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng từ thanh niên dân tộc, thanh niên tôn giáo là nội dung trọng tâm, quan trọng.

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Trung ương Đoàn ký kết chương trình phối hợp với Chính phủ. Trong những nội dung ký kết, có nội dung liên quan đến việc phát huy thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo, những người có uy tín. Trung ương Đoàn cũng đã ký kết với các đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan.

Thứ hai, muốn thu hút tập hợp, phát huy tốt thanh niên thì Đoàn phải đổi mới nội dung, phương thức tập hợp lực lượng; thiết kế nội dung hoạt động bám với nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành và gắn với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng thiết thân của thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo.

Thứ ba, làm tốt công tác phát hiện, tuyên dương. Trong các hoạt động, giải thưởng của Đoàn, Hội luôn có cơ chế, chính sách ưu tiên dành riêng cho lực lượng thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo.

17/03/2023 16:48

Diễn viên Thanh Sơn, Nhà hát Tuổi trẻ

Diễn viên Thanh Sơn, Nhà hát Tuổi trẻ, chia sẻ với Ban Bí thư Trung ương Đoàn về những trăn trở mà đội ngũ nghệ sĩ trẻ hiện nay đang gặp phải. Anh nhận thấy, trên cả nước số lượng các bạn trẻ tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật khá đông đảo. Bên cạnh những nghệ sĩ trực thuộc các đơn vị như Nhà hát Tuổi trẻ thì có rất nhiều bạn trẻ tham gia hoạt động nghệ thuật tự do, không trực thuộc tổ chức, đơn vị nghệ thuật nào. “Vì vậy, nhiều nghệ sĩ trẻ sẽ gặp khó khăn trong kết nối, tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân hay tham gia các hoạt động xã hội, vì cộng đồng. Em rất mong Ban Bí thư Trung ương Đoàn có thể đưa ra giải pháp nhằm hỗ trợ chúng em trong thời gian tới?”

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy khẳng định, các nghệ sĩ trẻ hiện nay có ảnh hướng lớn đến giới trẻ trong xã hội. Nhiều nghệ sĩ trẻ cũng đã tích cực tham gia tuyên truyền trong thời gian qua. Để phát huy vai trò đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ, Trung ương Đoàn đang tham mưu thành lập Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ do nghệ sĩ Xuân Bắc làm chủ nhiệm và kỳ vọng câu lạc bộ sẽ là một môi trường tốt giúp tập hợp các bạn nghệ sĩ trẻ tự do trong thời gian tới.

17/03/2023 16:57

Hiện thực hoá mục tiêu 2030 và tầm nhìn 2045

Kết thúc Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chia sẻ: Diễn đàn nhận được 3.543 câu hỏi của đoàn viên, thanh niên trong và ngoài nước. Đây là những câu hỏi, thể hiện sự trăn trở, quan tâm và tình cảm của bạn trẻ dành cho tổ chức Đoàn. Đến thời điểm này, Trung ương Đoàn mới trả lời 573 câu hỏi. Còn 2970 câu hỏi chưa trả lời. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi của bạn trẻ qua các kênh khác nhau.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trao đổi cùng các đại biểu dự diễn đàn.

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhắn gửi tới thế hệ trẻ cả nước hai chữ “Tiên phong”, rất toàn diện và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Tôi mong rằng, các bạn trẻ hãy là những người tiên phong trên tất cả lĩnh vực, trên mọi mặt trận gian khó nhất. Chúng ta cần biến những suy nghĩ, mục tiêu của mình bằng những hành động cụ thể, chúng ta hành động chưa chắc đã thành công nhưng nếu không hành động thì sẽ không có kết quả.

Tính tiên phong, hành động phải xuyên suốt các tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên để đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiện thực hoá mục tiêu 2030 và tầm nhìn 2045 mà Đảng ta đã đặt ra.

17/03/2023 17:02