Luôn thấy khát - Mắc bệnh gì?

Nước trong cơ thể mất đi qua ba đường. Thứ nhất là qua thận, thứ hai là qua đường tiêu hóa và cuối cùng là qua da (người ta thường hay gọi là mất nước không nhận biết).

Luôn thấy khát - Mắc bệnh gì?

> Ngứa đầu ngón tay khi tiếp xúc nước đá là bệnh gì?

> Cách ăn uống phòng bệnh sâu răng

Nước trong cơ thể mất đi qua ba đường. Thứ nhất là qua thận, thứ hai là qua đường tiêu hóa và cuối cùng là qua da (người ta thường hay gọi là mất nước không nhận biết).

Ảnh: minh họa - Internet

Nếu bị khát nhiều nhưng đi tiểu bình thường hoặc không nhiều thì mất nước là do hai nguyên nhân sau, chẳng hạn như do thời tiết nóng, do vận động nhiều hoặc đơn giản là do cơ địa của bạn bị mất nước qua da hơn những người khác; do tiêu chảy, do tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu; do đổ mồ hôi nhiều, mất máu nhiều, do bị bỏng… Hay khát có thể chỉ là một dấu hiệu sinh lý đối với một số người có mức chuyển hóa cao làm cho hiện tượng mất nước không nhận biết nhiều hơn một số người khác. Các trường hợp mất nước nói trên khi được bổ sung nước thì sự cân bằng về nước trong cơ thể được xác lập, trạng thái khát nước cũng biến mất.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mắc chứng khát nước mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, hãy nghĩ đến bạn đã mắc một trong những chứng bệnh nguy hiểm.

Đó có thể là triệu chứng của tiểu đường, do đường trong máu tăng lên đột ngột kéo theo sự gia tăng nước tiểu thải ra ngoài.

Có trường hợp cơn khát dữ dội phát sinh khi bị chứng tâm thần phân liệt, khi tổn thương sọ não hoặc sau khi thực hiện các liệu pháp giải phẫu thần kinh. Trường hợp này, bệnh nhân có thể uống 10 - 20 lít nước mỗi ngày mà cơn khát vẫn không giảm. Nguyên nhân sự rối loạn này đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Thừa hormon cũng là một nguyên nhân gây thường xuyên khát nước. Do rối loạn cân bằng hormon, một số tuyến nội tiết sẽ hoạt động quá mạnh. Nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh cường tuyến giáp trạng.

Thận bị tổn thương cũng làm người bệnh luôn khát nước vì khả năng giữ nước của cơ quan này không còn.

Khát nước do dùng thuốc trị bệnh tăng huyết áp (clophelin là loại thuốc thông dụng để giảm huyết áp). Vì cảm giác khát nước do dùng clophelin, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiểu tiện ít để tiết kiệm nguồn nước. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ mắc thêm các bệnh khác về đường tiết niệu, thậm chí thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Thường gặp ở phụ nữ là chứng khát nước mà không rõ nguyên nhân, làm bệnh nhân hay nổi nóng, dễ xung đột, thần kinh bị kích động (căng thẳng, mệt mỏi...).

Khi bị khát nước nhiều, nên đi khám chuyên khoa thận - tiết niệu, khám nội tiết, làm các xét nghiệm máu cần thiết để tìm đúng nguyên nhân gây khát. Đừng chủ quan, vì cơn khát kéo dài nhiều ngày dù đã uống đủ lượng nước cần thiết là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và tích cực hậu quả sẽ khó lường.

Nếu bạn đã đi khám và không phát hiện được nguyên nhân thì ngoài việc cân bằng tâm lý, cố gắng không nghĩ đến cơn khát, bạn có thể áp dụng các phương pháp chống khô khát bằng cách cắt một lát chanh, quất mỏng ngậm trong miệng...

Theo ThS.Hà Hùng Thủy
Sức khỏe & Đời sống

Theo Tổng hợp