Liên Xô đã huấn luyện phi công chống F-15 Eagle của không quân Mỹ ra sao?

TPO - Năm 1976, Không quân Mỹ đã đưa máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15 Eagle vào hoạt động. Đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên mà không quân Mỹ triển khai và là loại thứ hai trên thế giới sau F-14 Tomcat của hải quân Mỹ.
Liên Xô đã sử dụng MiG-29 mô phỏng để huấn luyện phi công chống F-15 Eagle của không quân Mỹ

Máy bay này có khả năng không chiến cao. Năm 1982, Không quân Israel sử dụng F-15 Eagle vô hiệu hóa hiệu quả các máy bay phản lực thế hệ thứ ba MiG-23 và MiG-21 của Syria. Những chiếc máy bay Liên Xô này nhẹ hơn nhiều và thiếu tên lửa không đối không.

F-15 không có đối thủ trong số các máy bay chiến đấu phương Tây cho đến năm 2005 khi F-22 Raptor đi vào hoạt động và cho đến ngày nay, các phiên bản hiện đại của F-15 vẫn chỉ đứng sau Raptor trong các thiết kế phương Tây.

Để đối phó với mối đe dọa do F-15 gây ra, Liên Xô không chỉ triển khai một thế hệ máy bay phản lực hạng nặng có khả năng mới hơn - mà còn huấn luyện các đơn vị không quân đặc biệt cho nhiệm vụ giải quyết các máy bay phản lực Mỹ.

Ba máy bay phản lực của Liên Xô được phát triển với tên lửa không đối không vượt trội và nhiều lợi thế về hiệu suất so với F-15. Chúng bao gồm Su-27, một câu trả lời trực tiếp với Eagle được đưa vào sử dụng năm 1985, cũng như các máy bay đánh chặn MiG-25PD và MiG-31. MiG-25PD là biến thể thế hệ thứ tư của MiG-25 nguyên bản với các hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí mới.

Loại máy bay này, theo MilitaryWatch, chưa bao giờ chiến đấu thực sự, nhưng có lợi thế lớn so với F-15 về tốc độ, độ cao và phạm vi tác chiến. Những lợi thế mà MiG-31 nắm giữ - nặng gấp Eagle với các cảm biến và vũ khí mạnh hơn nhiều - thậm chí còn có ý nghĩa hơn.

Mặc dù Liên Xô có các máy bay phản lực hạng nặng chuyên dụng có khả năng đối phó với F-15, nhưng cần phải có biện pháp phòng ngừa hơn nữa vì đại đa số phi đội của họ - bao gồm các máy bay nhẹ hơn và ít năng lực hơn nhiều - vẫn có khả năng cao phải chống lại F-15 Eagle trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến lớn. Các mối đe dọa chính đến từ không quân Mỹ, triển khai hơn 700 F-15 Eagle và từ Nhật Bản đồng minh với 200 F-15 được triển khai gần Nga.

Do đó, một đơn vị huấn luyện chống máy bay xâm lăng đã được thành lập. Các phi công Liên Xô sẽ lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29 Fulcrum để mô phỏng khả năng của F-15 trong chiến đấu - cho phép các đơn vị khác có kinh nghiệm chống lại họ và phát triển các chiến thuật phù hợp. Điều này phản ánh chặt chẽ những gì không quân Mỹ đang làm vào thời điểm đó bằng cách sử dụng các máy bay phản lực của Liên Xô như MiG-23 và MiG-21 có được từ các quốc gia như Ai Cập và Indonesia để huấn luyện phi công cách chiến đấu với chúng.

Trường hợp Liên Xô hoặc Mỹ không có cơ hội sử dụng các loại máy bay phản lực mà họ tìm cách huấn luyện chống lại - họ sẽ sử dụng một chiếc máy bay có khả năng tương tự để mô phỏng khả năng của kẻ thù như không quân Liên Xô đã làm với MiG-29. MiG-29 chỉ chậm hơn một chút và bay thấp hơn F-15 nhưng dễ điều khiển hơn nhiều, leo nhanh hơn và mang theo tên lửa tầm xa hơn. Hai thiết kế về mặt khái niệm có một số điểm tương đồng khiến MiG-29 Fulcrum trở thành máy bay phản lực phù hợp để mô phỏng khả năng của F-15 Eagle.