“Lâu lắm mới có gói cước viễn thông đột phá như thế”

Được sở hữu đường truyền cáp quang tốc độ cao, được gọi nội mạng trong nhóm miễn phí, và được sử dụng, chia sẻ data lên tới 8GB, nhưng chỉ mất chưa tới 300 nghìn đồng.

Gói cước được xem là “độc nhất vô nhị” trên thị trường viễn thông hiện nay – “gói cước Gia đình” của nhà mạng VNPT đang thu hút đông đảo người dùng sử dụng. Anh Hoàng Anh Minh, ở Đội Cấn, Q. Ba Đình, cũng như rất nhiều người dùng gói cước Gia đình, cùng chung cảm nhận: “Cảm giác như lần đầu tiên được sử dụng đa dịch vụ viễn thông mà không phải lo đến tiền cước”.

Tiện, rẻ và… đột phá

Được cung cấp từ đầu tháng 9/2017 đến thời điểm hiện tại, riêng tại thị trường Hà Nội, gói cước Gia đình của VNPT đã có khoảng 10.000 khách hàng sử dụng.

Là một trong những khách hàng đầu tiên sử dụng gói cước Gia đình, anh Hoàng Anh Minh, cho biết, trước đây, gia đình anh sử dụng gói cáp quang thông thường 26Mbps (F26) với mức cước là gần 300 nghìn đồng. Bên cạnh đó là dịch vụ data cho điện thoại di động với gói 70 nghìn được 600MB. Con trai của anh cũng dùng gói data cũng mất 70 nghìn/tháng. Như vậy, chỉ riêng cáp quang và data của hai bố con đã rơi vào gần 500 nghìn/tháng.

“Đấy còn chưa kể các dịch vụ khác, như gọi điện thoại cho nhau cũng mất tiền”, anh Minh nói.

Nhưng theo vị khách hàng này, khi chuyển sang gói cước Gia đình, gói 298 nghìn đồng/tháng (gói GĐ3), đường truyền cáp quang của gia đình được nâng lên từ 26Mbps lên 30Mbps, tốc độ nhanh hơn, ngoài ra còn được sử dụng 8GB data chia sẻ, mỗi người 4GB một tháng. “Tất nhiên chưa kể một ưu đãi lớn là hai bố con cùng dùng số di động VinaPhone nên được gọi miễn phí, không giới hạn”, anh Minh nói và cho biết, đầu năm tới, khi được chuyển mạng giữ số anh sẽ chuyển số điện thoại của vợ và con gái (đang dùng mạng khác) sang mạng VinaPhone để hưởng dịch vụ ưu đãi chưa từng có này.

Cũng sử dụng gói cước Gia đình – gói GĐ3, nhưng gia đình chị Hoàng Hải Yến ở Chùa Láng, Q. Đống Đa, cả bốn người đều dùng số VinaPhone, nên chỉ riêng tiền data đã tiết kiệm được khá nhiều tiền, vì cả bốn người đều dùng gói 70 nghìn/tháng (600MB) nên chi phí data cho cả nhà lên tới 240 nghìn đồng, trong khi bây giờ, với gói cước Gia đình, mỗi người được sử dụng tới 2GB. “Đó chính là lý do tôi chuyển sang gói cước Gia đình”, chị Yến cho biết.

Chị Yến cũng cho biết, trước đây chi phí dịch vụ viễn thông cho cả nhà, gồm data, gọi, cáp quang, điện thoại cố định, hết khoảng 850 nghìn/tháng, nhưng sau khi chuyển sang gói cước trên, tổng chi phí cho các dịch vụ cả gọi, data, cáp quang, cố định cũng chỉ hết tổng cộng khoảng 400 nghìn đồng một tháng, giảm được hơn 50% chi phí.

Gói cước Gia đình không chỉ được đánh giá giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều chi phí, anh Nguyễn Thanh Bình, đường Trần Duy Hưng, Q. Cầu Giấy cho rằng, lâu lắm rồi trên thị trường viễn thông mới có một gói cước đột phá như thế. Bởi, theo anh Bình, đây là lần đầu tiên trên thị trường có gói cước tích hợp cả dịch vụ cáp quang, data, dịch vụ gọi, đồng thời còn có cả ứng dụng xem truyền hình MyTV và ứng dụng bảo mật – tất cả đều trong một gói cước.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ chỉ với 300 nghìn đồng lại có thể sử dụng đồng thời cả cáp quang tốc độ cao, data và gọi nội mạng cho nhiều người miễn phí. Hay, khi trước, sử dụng nhiều dịch vụ phải đóng cước nhiều lần nhưng giờ chỉ một lần là xong”, anh Bình lý giải về sự đột phá, theo cách gọi của anh, về gói cước của nhà mạng VNPT.

… Và gắn kết gia đình

Không chỉ tiện ích, tiết kiệm chi phí rất lớn, gói cước Gia đình, đâu đó, ở một góc nhìn khác, còn mang ý nghĩa nhân văn.

Bình thường ai cũng bận cả nên nói chuyện qua điện thoại cũng rất hạn chế, chỉ có gia đình mới có nhiều chuyện để nói, chị Hoàng Hải Yến, chia sẻ. Theo chị, trước khi có gói Gia đình, nhà chị đều dùng di động trả trước nên gọi điện càng nhiều thì mất càng nhiều tiền, do vậy cũng không dám “buôn dưa” nhiều. Tuy nhiên, từ hơn một tháng nay, sau khi dùng gói cước Gia đình, hai vợ chồng, đặc biệt là mẹ và con cái đã buôn chuyện với nhau nhiều hơn. “Có chuyện gì con cũng gọi cho mẹ, hoặc mẹ gọi cho con”, chị Yến kể.

Nhưng sự gắn kết gia đình chưa dừng ở đó. Do bố mẹ đẻ và anh chị ruột chị Yến đều ở quê, trong khi gói cước chị đang sử dụng quy định tối đa được 8 thành viên trong nhóm được gọi nội mạng miễn phí nên chị đã đưa thêm vào 3 số di động cùng mạng VinaPhone. Cũng bởi không mất chi phí gọi nên mối liên hệ, gắn kết giữa gia đình chị với bố mẹ ở quê và người thân cũng một nhiều hơn. “Vô hình thấy người thân trong nhà gần gũi nhau hơn”, chị nói.

Sự gắn kết gia đình nhờ gói cước viễn thông lại được anh Nguyễn Văn Hải, công nhân lắp ráp của một doanh nghiệp điện tử tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), dẫn giải một cách kinh tế hơn, từ thực tiễn của chính gia đình anh.

Hai vợ chồng đều là công nhân, thu nhập chưa đầy 11 triệu đồng/tháng, riêng tiền ăn học của hai người con và tiền thuê nhà không đã mất tới 2/3 số tiền này. Vì thế, các khoản chi tiêu khác đều được vợ chồng anh tính toán cẩn thận và tằn tiện nhất.

“Chỉ có điện thoại của vợ là đăng ký 4G, mất 70 nghìn đồng. Nhà không lắp đường truyền Internet vì tốn chi phí, còn tivi thì chỉ cũng xem được các chương trình thông thường do chưa có Internet kết nối”, anh Hải thẳng thắn chia sẻ về nhu cầu sử dụng các dịch vụ giải trí trước đây của gia đình. Thế nhưng, sự eo hẹp trong sử dụng dịch vụ giải trí trên, giờ đã trở thành quá khứ.

Anh Hải cho biết, một tháng nay, khi đăng ký sử dụng gói cước Gia đình 275 nghìn đồng (gói GĐ2), cả nhà được gọi điện cho nhau không mất tiền, được dùng 4G thoải mái và việc xem các chương trình hấp dẫn trên tivi cũng đã dễ dàng hơn rất nhiều (nhờ có kết nối Internet). “Chưa khi nào việc liên lạc, sử dụng dịch vụ 4G và giải trí xem tivi của cả nhà lại thuận tiện, thoải mái như bây giờ”, anh nói.

Anh Hải, chị Yến, cũng như nhiều khách hàng sử dụng gói cước Gia đình, cho rằng: “Sức sống của một dịch vụ viễn thông không chỉ giúp người dùng tiết giảm chi phí một cách tốt nhất, mà nó còn phải đem đến sự tiện lợi, thoải mái và phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, phản ánh một giá trị nhân văn nào đó”. Gói cước Gia đình đã hội tụ được những yếu tố này, theo đánh giá của chính người dùng dịch vụ.