Kịch bản khủng bố ở Mỹ: Vũ khí trước, virus sau

TPO -Hai lá thư chứa chất gây chết người gửi tới quan chức Mỹ, nổ nhà máy phân bón ở Texas diễn ra ngay sau vụ khủng bố ở Boston gợi nhớ đến vụ tấn công bằng vũ khí sinh học sau sự kiện 11/9.

Kịch bản khủng bố ở Mỹ: Vũ khí trước, virus sau

> Mỹ lại 'nổ lớn như bom hạt nhân', 70 người chết
> Bắt nghi can gửi thư độc cho Tổng thống Mỹ
> Hơn 1.000 cảnh sát truy tìm kẻ đánh bom ở Boston

Khủng bố vũ khí sinh học “hậu 11/9”

Năm 2001, sau sự kiện khủng bố 11/9 gây chấn động thế giới, nước Mỹ lại hứng chịu đợt tấn công khủng bố bằng vi khuẩn gây bệnh than (Anthrax). Virus gây bệnh than này bắt đầu bùng nổ ở bang Florida hôm 18/9/2001, sau đó lan sang thành phố New York và thủ đô Washington.

Những lá thư mang chứa trực khuẩn gây bệnh than ở Mỹ năm 2001.

Một phóng viên của tờ The Sun của Anh thường trú tại Florida, hai nhân viên bưu điện ở thủ đô Washington cùng hai người khác tử vong.

Ba bệnh nhân bị lây nhiễm trực khuẩn bệnh này qua đường hô hấp, 6 người bị lây nhiễm qua đường da và 9 người khác cũng bị nhiễm bệnh này mà không rõ hình thức virus xâm nhập.

Theo điều tra của cơ quan cảnh sát và y tế Mỹ, đối tượng và địa điểm mà những kẻ khủng bố tấn công hầu hết là nghị sĩ của Quốc hội Mỹ, nhân viên bưu điện, cơ quan báo chí và truyền hình… Hình thức lây truyền trực khuẩn này được những kẻ khủng bố thực hiện bằng cách gửi thư nhiễm độc.

Cục điều tra liên bang Mỹ FBI kết hợp Cục Tình báo Trung ương CIA cho biết, những kẻ khủng bố đã gieo rắc trực khuẩn bệnh than qua các lá thư chứa chất bột trắng. Các nhà khoa học Mỹ cũng xác nhận rằng, trực khuẩn bênh than được tìm thấy ở thành phố New York và bang Florida đều có chung nguồn gốc virus gây bệnh than ở thủ đô Washington.

Điều tra vấn đề này, cơ quan điều tra Mỹ cho biết, trực khuẩn gây bệnh than ở dạng mịn, di chuyển dễ dàng trong không khí, được tạo ra bởi công nghệ sinh học và chủng loại bào tử trực khuẩn này có sẵn tại Mỹ.

FBI đã mô tả vụ tấn công bằng vũ khí sinh học gây bệnh than là một trong những vụ tấn công sinh học phức tạp nhất nước Mỹ và buộc phải điều tra theo việc thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, đây chưa phải là lần đầu tiên Mỹ đối mặt với đợt tấn công vũ khí sinh học. Trước đó, năm 1984, giáo phái Rajneeshee cũng đã giết chết 750 người bằng việc đầu độc 10 nhà hàng tại bang Oregon (Mỹ) bằng loại virus Salmonella.

Bỏ ngỏ cuộc điều tra

Ngay sau khi vụ tấn công gây bệnh than xảy ra, Nhà Trắng đã không khỏi nghi ngờ rằng đây là làn sóng tấn công lần thứ hai do tổ chức khủng bố al-Qaeda do Osama bin Laden cầm đầu gây ra “hậu 11/9”.

Sự kiện 9/11 chấn động thế giới.

Trong cuộc họp giữa cơ quan tình báo Mỹ và tổng tổng George W. Bush lúc bấy giờ, các quan chức Mỹ đã nhận định rằng “có kẻ khủng bố ở khu vực Trung Đông” thực hiện vụ tấn công sinh học này. FBI cũng đã công khai những suy đoán và mối liên kết giữa vụ tấn công gây bệnh than với tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Trong khi đó, tờ Guardian (Anh) hồi đầu tháng 10/2001 cùng đưa tin rằng các nhà khoa học Mỹ nhận định nguồn gốc trực khuẩn gây bệnh than là từ Iraq. Tiếp đến, tờ Wall Streer Journal (Mỹ) cũng viết những bức thư có khuẩn gây bệnh than do cả các phần tử khủng bố al-Qaeda và Iraq gây ra. Tờ ABC News cũng thông tin rằng nguồn gốc của bệnh than liên quan đến Iraq.

Mặc dù nhiều thông tin cho rằng kẻ đứng sau vụ tấn công sinh học này là một nhà khoa học làm việc trong chính phủ. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng về nguồn gốc của cuộc khủng bố tấn công bệnh than “hậu 9/11” vẫn còn bỏ ngõ. FBI chính thức đóng cửa vụ điều tra này vào hôm 19/2/2010.

Kịch bản tương tự

Nước Mỹ kể từ khi trùm khủng bố bố al-Qaeda bị tiêu diệt (ngày 2/5/2011) được cho là đã yên bình hơn cho tới ngày 15/4 khi hai quả bom nổ tại sự kiện thể thao lâu đời nhất nước Mỹ tại thành phố Boston làm 3 người thiệt mạng, gần 150 bị thương. Sự kiện “khủng bố hèn hạ” này một lần nữa gợi lại sự kiện khủng bố 11/9 đẫm máu trong lòng người dân Mỹ.

Vụ nổ bom tấn công xảy ra hôm 15/4 tại thành phố Boston .

Trong khi cuộc điều tra hung thủ thực hiện vụ tấn công ở Boston đang được tiến hành, với nhiều nghi ngờ có sự tham gia của mạng lưới al-Qaeda thì vụ lá thư gửi nghị sĩ quốc hội Mỹ và gửi tới tổng thống Obama có dính chất độc gây chết người dấy lên mối lo ngại về một kịch bản khủng bố bằng vũ khí sinh học tương tự năm 2001.

Theo điều tra, lá thư gửi đến tổng thống Barack Obama cho kết quả dương tính với chất Ricin (một chất cực độc có khả năng gây chết người), giống với kết quả chất trên lá thư gửi tới nghị sĩ Roger Wicker. Các nhà điều tra hiện vẫn chưa ra nhận định liệu chất này có thể phát tán dẫn đến các bệnh lây nhiễm hay không.

Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi vụ nổ bom ở Boston là hành động "khủng bố hèn hạ" .

Không dừng lại ở đó, ngày qua (17/4), nước Mỹ lại chấn động về vụ nổ lớn tại một nhà máy phân bón làm 70 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Theo các nhân chứng, tiếng nổ phát ra tương tự như tiếng nổ bom.

Hiện nay, cơ quan y tế đang phân loại bệnh nhân để điều trị bởi lo ngại những chất sinh học, hóa học có thể được cài trong thiết bị gây nổ trong vụ này.

Có thể thấy, thời gian và hình thức xảy các vụ tấn công bằng vũ khí sinh học giống vụ khủng bố 11/9 dường như đang lặp lại ở Mỹ bằng từ “hậu Boston”. Vấn đề này một lần nữa làm xôn xao dư luận Mỹ.

Nguyễn Thủy

Theo Viết