KDI Holdings giúp học sinh Việt Nam tiếp cận mô hình giáo dục tân tiến nhất thế giới

40.000 học sinh trải nghiệm STEM ngay tại “Không Gian Sáng Chế” được mở trong trường học; 90% các em trở lại phòng thí nghiệm sau đại dịch Covid-19 dù không phải môn học bắt buộc.

Các em học sinh KDI Education trong tiết thực hành tại phòng học STEM

Địa phương hoá thành công mô hình giáo dục quốc tế

Tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Gia Singapore với gần 10 năm triển khai các chương trình giáo dục quốc tế Singapore về Việt Nam dành cho các con em gia đình có điều kiện, các trường tư song ngữ, ông Nguyễn Việt Trung vẫn luôn suy nghĩ làm sao để những chương trình chất lượng như các nước phát triển cho số đông tại Việt Nam. Từng tham dự các chương trình tập huấn giáo dục tại Israel, Mỹ để xem trực tiếp các mô hình giáo dục về STEM, ông hiểu Việt Nam hoàn toàn có thể làm được tương tự nếu lựa chọn cách làm đúng. Khi tiếp cận và tìm hiểu, ông sớm nhận thấy sự khác biệt trong dự án giáo dục của KDI Education và tham gia giúp sức từ những ngày đầu. Tương tự, ông Nguyễn Kiến Long, Thạc sĩ Điện - Tự Động Hóa từ Viện Bách Khoa Toulouse, cũng ấp ủ mong muốn mang đến một cơ hội học tập tốt hơn cho các em học sinh Việt Nam và gia nhập KDI Education sau những dự án giáo dục của cá nhân để cùng tạo nên sự khác biệt. Ông là một trong số ít chuyên gia giáo dục tại Việt Nam được cấp chứng nhận về “Design Thinking” bởi Hasso Plattner Institute of Design - Stanford University và đang là trưởng bộ phận nghiên cứu chương trình của KDI Education. Những con người dù chưa bao giờ biết nhau nhưng đã cùng hội tụ về để góp sức, KDI Education được nuôi dưỡng từ một khát vọng và thành hình bởi những chuyên gia hàng đầu, tâm huyết với giáo dục.

Năm 2017, KDI Education thuộc Tập đoàn KDI Holdings được thành lập. Quyết tâm của những người làm dự án là phải tìm ra một lối đi riêng trên con đường giáo dục chung của Việt Nam. Các chuyên gia hàng đầu của KDI Education được cử đi khảo sát, học tập ngắn hạn tại nhiều quốc gia có mô hình STEM thành công như Israel, Mỹ, Singapore… Dựa trên “concept” đã được ứng dụng nhiều năm tại Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Israel…, KDI Education đã nghiên cứu hoàn thiện chương trình  STEM dành riêng cho học sinh Việt Nam.

Điểm nhấn của mô hình giáo dục STEM mang thương hiệu KDI chính là “Innovation Space - Không Gian Sáng Chế” - môi trường sáng tạo theo chuẩn của D.School, Đại học Stanford (Mỹ) danh tiếng đầu tiên dành cho học sinh ở Việt Nam. Không gian giúp các em rèn luyện kỹ năng, nắm bắt công nghệ tương lai và phát triển năng lực cốt lõi thông qua các môn học về công nghệ, khoa học, kỹ thuật, toán học. Cụ thể, “Không Gian Sáng Chế” được trang bị đầy đủ nguyên liệu, công cụ thực hành, cùng các bài tập về tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề,...Ở đó, các chuyên gia giáo dục cùng các em giải quyết các bài toán khoa học, tận dụng tối đa các công cụ sẵn có để tạo ra những thiết bị thông minh, có ích trong đời sống.

Giáo viên KDI Education hướng dẫn môn Khoa học máy tính cho học sinh

STEM và những trải nghiệm khó quên

Năm 2018, “Innovation Space - Không Gian Sáng Chế” đầu tiên được đặt tại Nhà thiếu nhi TP Hồ Chí Minh (36 Lê Quý Đôn, quận 3) với 3 nội dung đào tạo chính: “Super Coder” (Sáng tạo với ngôn ngữ lập trình); “Young Designer” (Thiết kế 3D & Công nghệ chế tạo); “Robot Creator” (Lắp ráp robot và tự động hóa). Học sinh được học cách làm, học qua dự án, thấu hiểu để sáng tạo. Tất cả các em đều được trải nghiệm thử một tuần trước khi vào khóa học chính thức.

Sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết của KDI Education đã mang tới cho các em học sinh những trải nghiệm ấn tượng. Trong mô hình này, các em được hướng dẫn để phát triển năng lực thiết kế thông qua 3 bước quan trọng, đó là quan sát, khám phá và tìm kiếm cơ hội. Khả năng quan sát tỉ mỉ các vật thể và hệ thống giúp các em nhận thấy các chi tiết đa dạng bên trong. Ở bước khám phá, sự phức tạp sẽ giúp các em phát huy khả năng nghiên cứu sự tương tác giữa các bộ phận và con người có liên quan đến các vật thể và hệ thống. Qua bước này, các em sẽ tới bước then chốt là tìm kiếm cơ hội tiềm năng để cải tiến, tái thiết kế hay điều chỉnh vật thể và hệ thống đó nhằm mang lại những giá trị mới.

Các chuyên gia KDI Education cho biết, mô hình “Không Gian Sáng Chế” hoàn toàn phù hợp triển khai trong các trường học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tập đoàn KDI Holdings cung ứng giáo viên có chuyên môn để tập huấn cho các thầy cô giáo nhà trước và hướng dẫn các em học sinh. KDI Education hỗ trợ chương trình học để đảm bảo chi phí phù hợp, cung cấp nội dung học hiện đại như robot, công nghệ in 3D, khắc laser… để truyền đạt được kiến thức tốt nhất tới đông đảo học sinh.

Học sinh Việt Nam lọt vào Top 8 toàn cầu cuộc thi robot MakeX 2019

Không chỉ đầu tư nội dung học tập phong phú, phương pháp giảng dạy tân tiến, không gian học tập tối ưu, KDI Educaiton còn tạo ra hệ sinh thái STEM - sân chơi cho các em học sinh thể hiện những gì đã được học - đó chính MakeX - Cuộc thi Robot được KDI Holdings phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2019. 8 đội thắng cuộc được tranh tài tại Cuộc thi toàn cầu, trong đó có 2 đội lọt vào Vòng vô địch thế giới, xếp hạng thứ 8 trên 49 đội dự thi bảng Starter.  Cuộc thi MakeX thúc đẩy phương pháp giáo dục liên môn khoa học và công nghệ nhằm truyền cảm hứng cho các bạn nhỏ từ 8 đến 15 tuổi tìm hiểu mô hình học tập STEM. Năm 2020, KDI Education kết hợp cùng trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức cuộc thi Robot HNUE - Sáng tạo Robot 2020 với chủ đề "NÔNG NGHIỆP 4.0". Đây là cơ hội để các em học sinh - sinh viên được tham gia sân chơi hấp dẫn, bổ ích về Khoa học - Công nghệ, giúp các em nâng cao kiến thức lập trình, robotics, tự động hóa.

Hơn 3 năm qua, KDI Education đã triển khai STEM giúp 40.000 học sinh, 89 trường tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Nghệ An được tiếp nhận mô hình giáo dục tiên tiến nhất thế giới.

“STEM” (Science - Khoa học; Technology - Công nghệ; Engineering - Kỹ thuật; Mathematics -Toán học) sẽ trang bị cho người học kiến thức và những kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học máy tính, robot, cộng nghệ in 3D, điện tử tự động hoá vv….