Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha nhất trí hai bên hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này, đồng thời nghiên cứu để hợp tác đánh bắt chung giữa hai nước hoặc giữa hai nước với một nước thứ 3.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống ổn định tại Thái Lan.
Về hợp tác lao động, Thủ tướng Thái Lan cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam lao động tại Thái Lan, đồng thời hai bên sớm ký Thỏa thuận hợp tác về lao động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Thái Lan trong vai trò là nước điều phối ASEAN - Trung Quốc đã có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy trao đổi giữa hai bên về vấn đề Biển Đông. Mong muốn Thái Lan tiếp tục duy trì vai trò điều phối của mình để thúc đẩy các bên thực hiện nghiêm chỉnh DOC, sớm đàm phán, tiến tới COC.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, hai Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; kết nối du lịch, giao thông vận tải, cả đường bộ, đường hàng không và đường biển.
Hai bên đã thảo luận các biện pháp để thúc đẩy kim ngạch thương mại lên 15 tỷ USD trước thời hạn 2020. Theo đó, hai bên cần có các biện pháp tháo gỡ vướng mắc để đẩy mạnh giao thương hàng hóa, nhất là các loại hàng hóa hai nước có thế mạnh; tìm kiếm các biện pháp mới như thanh toán bằng tiền nội tệ mỗi nước; hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, cao su, hồ tiêu. Thủ tướng Thái Lan cho biết sẵn sàng tạo điều kiện để Việt Nam mở chi nhánh ngân hàng tại Thái Lan.
Hai Thủ tướng nhất trí sớm tiến hành họp Nội các chung. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn và nhận lời mời của Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha thăm chính thức Thái Lan và đồng chủ trì họp nội các chung giữa hai nước.