Hơn 1.000 bộ ấm trà độc lạ của nhà khoa học Trịnh Quang Dũng

TPO - Sau hơn 20 năm cất công nghiên cứu và sưu tầm những tài liệu, hiện vật về trà Việt, nhà khoa học Trịnh Quang Dũng đã sở hữu được hơn 1.000 bộ ấm trà với nhiều niên đại, hình dáng khác nhau.

Từ năm 2021, ông cải tạo ngôi nhà 4 tầng ở quận Tân Bình trở thành “bảo tàng ấm trà” để người quen bạn bè và những ai muốn tìm hiểu về trà cũng có thể đến tham quan, thưởng trà và tìm hiểu văn hóa trà Việt miễn phí.

Bước vào căn nhà của ông, từ tầng trệt tới lầu 4, khách tham quan có thể thấy cơ man những bộ ấm trà được chủ nhân trưng bày khá trang trọng với những chủ đề cụ thể. Như tại tầng trệt là những bộ ấm bằng gốm Bát Tràng với men lam xanh trắng, chất men đặc trưng của đồ trà ký kiểu Việt Nam đã tồn tại suốt 3 thế kỷ từ thế kỷ 17 đến 20 cùng nhiều ấm gốm Bát Tràng với kiểu dáng lạ lẫm.

Những bộ ấm chén giản dị nhưng thiết kế hoa văn rất cầu kỳ

Cầu thang dẫn lên tầng cũng được ông tận dụng để trưng bày các ấm trà cổ, đây là những chiếc ấm đã thất truyền có kiểu dáng đặc biệt, được ông kỳ công phục dựng từ những tư liệu đã sưu tập được. Đó là ấm Bạch Định với 2 lớp men trắng thấu quang tinh khiết. Khi ánh sáng chiếu qua, những họa tiết men vẽ rồng phượng ở giữa chiếc bát hiện lên một cách lạ kỳ hay là chiếc bộ dụng cụ trà thời Lý - Trần với họa tiết hoa sen bằng chất men ngọc, men nâu, chiếc ấm Phượng được tạc từ khối ngọc non của vùng núi Tam Cốc- Bích Động (Ninh Bình).

Chiếc ấm có màu long lanh như hồng ngọc

Tầng 2 là nơi ông Dũng trưng bày các loại ấm trà từ hàng trăm quốc gia mà ông Dũng có dịp ghé thăm. Từ bộ bộ ấm trà Gấu Trúc của Trung Quốc, bộ ấm Chim Hạc của Hàn Quốc, bộ dụng cụ pha trà Matcha của Nhật Bản hay kiểu pha trà ở châu Âu, ở vùng Trung Đông...

Đặc biệt trong bộ sưu tập của ông Dũng còn có hơn chục bộ ấm Tử Sa các kiểu. Theo ông Dũng giải thích, ấm Tử Sa có nguồn gốc từ vùng Nghi Hưng (Giang Tô, Trung Quốc). Điều độc đáo của loại ấm này là được làm từ đất sét phong hóa lâu năm nên cứng như đá, gõ kêu đanh như gõ vào sắt. Mỗi chiếc ấm Tử Sa của ông Dũng đều gắn với tên tuổi của các nghệ nhân và đại sư về trà ở Trung Quốc.

Bộ ấm Tử Sa

Không chỉ trưng bày các bộ ấm trà, ông Dũng còn trưng bày những bức tranh về trà của người xưa, đó là nghi lễ rước trà, gánh trà hay thưởng trà của cha ông ngày trước. Theo ông Dũng, trải qua hàng ngàn năm uống trà, người Việt đã tạo ra 2 phong cách uống trà Việt rất độc đáo. Đó là phong cách uống trà dân gian với việc thả mấy lá trà xanh và nồi nước là đã có một thức uống dùng để giải khát và phong cách uống trà cung đình đầy kiêu sa, tinh tế khi đích thân chủ nhân hãm trà, pha trà để mời khách một cách công phu, cầu kỳ.

Và để minh chứng cho việc này, ông Dũng tự tay pha ấm trà bằng một trong những bộ trà mà ông đã sưu tầm để mời khách thưởng thức.

Chùm ảnh những bộ ấm trà độc đáo mà ông Trịnh Quang Dũng sưu tầm:

Chiếc ấm trà với hình ảnh rồng bay lượn.

Ấm trà với hình con thiên nga làm vòi

Bộ pha trà cổ độc đáo

Chiếc ấm và ly uống trà đầy hoạ tiết hoa văn

Chiếc ấm nấu và pha trà bằng đồng thau

Ấm trà cổ có 2 vòi rót nước

Bộ pha trà được dát vàng

Những dòng chữ đậm triết lý được biên trên bộ pha trà

Giá để ly trà hình con hoẵng bằng đất nung

Các ấm trà với kiểu dáng độc- lạ

Giá để ấm trà được thiết kế công phu, tinh xảo

Những chiếc ấm trà nhiều kiểu dáng và hoa văn

Chiếc ấm và ly uống trà bằng đât nung đơn giản

Bộ ấm trà màu ánh màu xanh ngọc bích

Bộ uống trà cổ với cách tạo hình mộc với chiếc vòi và tay cầm gắn khá thủ công

Bộ trà được làm trong như những trái bí nho nhỏ

2 chiếc ấm tráng men với kiểu dáng khác nhau

Ấm trà và ly với những hoạ tiết hoa lá trên nền men nhám

Chiếc ấm trà được các nghệ nhân chế tác bằng đá quý

Các dụng cụ pha trà độc đáo

Bánh trà Phổ nhĩ mang thương hiệu Việt Nam
Bức tranh cổ với đoàn tuỳ tùng rước vua, bên cạnh có những thiếu nữ gánh trà
Tranh thưởng trà của người xưa
Ông Trịnh Quang Dũng đang giới thiệu về trà Việt

Nhà khoa học Trịnh Quang Dũng là hậu duệ đời thứ 18 của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (Chúa Trịnh Kiểm). Ông sinh năm 1952 tại Hà Nội và theo học Đại học Tổng hợp Sofia Bulgaria 1975, tu nghiệp sau đại học tại Viện Hàn lâm Khoa học CzechSlovakia 1987. Ông từng công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và là một trong những người tiên phong nghiên cứu ứng đụng điện mặt trời tại Việt Nam. Ngoài ra ông còn nghiên cứu văn hoá văn hoá dân tộc và đã xuất bản 2 cuốn sách khảo cứu là Trăm năm phở ViệtVăn minh trà Việt.