Hoa bóng nước, hoa cứt lợn chữa đau lưng, sỏi tiết niệu

TPO- Từ loài hoa được trồng làm cảnh như hoa bóng nước hay loài hoa mọc dại ở ven đường, bên bờ ruộng hay sát mé ao như hoa cứt lợn, đông y đã kêt hợp thành nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả như chữa chứng nghẹn ở người già, chữa vết thương sưng tấy, đau lưng, viêm xoang, sỏi tiết niệu...

Hoa bóng nước, hoa cứt lợn chữa đau lưng, sỏi tiết niệu

TPO- Từ loài hoa được trồng làm cảnh như hoa bóng nước hay loài hoa mọc dại ở ven đường, bên bờ ruộng hay sát mé ao như hoa cứt lợn, đông y đã kêt hợp thành nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả như chữa chứng nghẹn ở người già, chữa vết thương sưng tấy, đau lưng, viêm xoang, sỏi tiết niệu...

Cây hoa bóng nước. Ảnh: Internet

Hoa bóng nước

Cây hoa bóng nước thường được trồng như một loài cây cảnh vì có nhiều màu đỏ, tím vàng, trắng hồng rất đẹp. Vị thuốc từ cây hoa bóng nước có tên gọi là phượng tiên hoa. Cần lưu ý phụ nữ có thai không được dùng đơn thuốc có vị từ cây hoa bóng nước.

Hoa bóng nước có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng: giảm đau, giảm độc, hoạt huyết tiêu tích: dùng 12 - 20g hoa bóng nước, sắc uống.

Diệt khuẩn: dùng dịch ép từ hoa bóng nước để diệt khuẩn.

Hạt bóng nước: thuốc từ hạt cây hoa bóng nước có tên gọi là cấp tính tử, được thu hái từ quả già vào mùa hạ rồi phơi khô, tách hạt. Hạt bóng nước vị nhạt, hơi đắng, không mùi, tính ấm, có tác dụng làm tan máu ứ, giải độc, thông kinh.

Lấy hạt bóng nước tẩm mật phơi khô, tán bột, hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10 - 12 viên để trị chứng hay nghẹn (thường gặp ở người già).

Lá cây bóng nước : chữa chín mé, mụn nhọt, vết thương sưng tấy, đau nhức. Lấy lá cây bóng nước tươi rửa sạch, giã nát với ít muối đắp lên nơi tổn thương, rất công hiệu.

Cây hoa bóng nước: chữa chứng đau lưng. Khi bị đau lưng thì lấy 10g cây bóng nước, 10 quả nho chua thái nhỏ, 15g nhân hạt đào. Tất cả phơi khô, đổ 400ml nước vào nồi, cho các vị trên vào sắc kỹ lấy 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày. Dùng liền trong 5 - 7 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Cây hoa cứt lợn. Ảnh: Internet

Hoa cứt lợn

Cây hoa cứt lợn còn gọi là hy thiêm, hoắc hương kế, cỏ hôi, bạch hoa hương thảo, tiêu viêm thảo, cỏ rít hy kiểm thảo, hy tiên, niên hồ thái hay nụ áo rìa. Cây cứt lợn theo Đông y có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu, trừ sỏi…

Chữa chứng viêm đường hô hấp: Lấy 20g cỏ cứt lợn, 12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất. Rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 -3 lần uống trong ngày.

Chữa chứng viêm họng: Lấy 20g cỏ cứt lợn, 6g lá rẻ quạt, 16g cam thảo đất, 20g kim ngân hoa. Rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 - 3 lần /ngày.

Chữa chứng viêm xoang: Lấy 30g cỏ cứt lợn, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, 20g kim ngân hoa. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia làm 2 - 3 lần/ngày.

Chữa chứng viêm mũi dị ứng: Lấy lượng vừa đủ cỏ cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, dùng bong thấm dung dịch này nhét vào lỗ mũi.

Chữa bệnh sỏi tiết niệu: Lấy 20g cỏ cứt lợn, 12g râu ngô, 16g kim tiền thảo, 16g cam thảo đất, 20g mã đề. Tất cả các vị trên rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 - 3 lần/ngày.

Lưu ý: Tránh nhầm lẫn cây cứt lợn làm thuốc với cây ngũ sắc mà một số vùng cũng gọi là cây cứt lợn.

BS Thành Đức

Theo Viết