Chưa đầy 40 tuổi, chị Hải My ở Thanh Xuân, Hà Nội đã phải thường xuyên chịu trận các cơn đau đầu, chóng mặt, nhiều đêm thức chong chong vì không tài nào ngủ nổi. Sức khỏe của chị My giảm sút hơn, da dẻ bỗng nhăn nheo và xỉn màu. Chị bạn bè chia sẻ rằng các biểu hiện trên cho thấy nội tiết tố gặp vấn đề, nếu không bổ sung các chất cân bằng nội tiết tố thì chỉ vài năm nữa thôi, tình trạng trở lên trầm trọng. Khi đó, chuyện mất ngủ là nhỏ, đời sống vợ chồng gặp trục trặc kéo theo nhiều hệ lụy khác mới là vấn đề lớn.
Cũng do bạn bè mách nước, chị My bắt đầu tìm mua các loại dược phẩm được quảng cáo là bổ sung nội tiết tố nữ, với hy vọng cải thiện được tình hình. 6 tháng trời liên tục "bồi bổ" với đủ loại, chị My tiêu tốn nhiều triệu đồng, tình trạng cũng không cải thiện mà cơ thể còn có những dấu hiệu tệ hơn. "Uống được một thời gian da tôi có vẻ căng lên nhưng lại kiểu như mọng ứ nước, cân nặng có tăng lên nhưng người rất nặng nề, người hay lơ mơ, khó tập trung hơn trước", chị My chia sẻ.
Hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng quyết định toàn diện bộ hormone nữ.
Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ TP HCM, người phụ nữ chỉ có thể khỏe, đẹp khi bộ hormone sinh sản - sinh lý trong cơ thể họ được sản xuất đầy đủ, hài hòa với nhau. Bộ nội tiết này gồm nhiều loại như GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone… được sản sinh, điều tiết một cách hài hòa kỳ diệu bởi hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng.
Theo thời gian, hệ trục trở nên suy yếu, bắt đầu hoạt động lệch lạc khi người phụ nữ bước qua tuổi 40. Nhiều chị em, tình trạng này xuất hiện khi chưa qua ngưỡng 35 tuổi.
Lúc này, bộ hormone trong cơ thể phái đẹp mất đi sự hài hoà, gắn kết và hậu quả là cơ thể phải gánh chịu nhiều triệu chứng đáng sợ của giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, tính tình thay đổi, gặp các vấn đề về tình dục, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, nhăn da và rụng tóc…
Trước những sút giảm nghiêm trọng này mà nhiều chị em vội vàng tìm đến các biện pháp bổ sung nội tiết (thường là estrogen đơn lẻ ) mà không biết thực sự cơ thể mình có thiếu hormone hay không? Thiếu loại gì và mức độ thiếu như thế nào? Và quan trọng là không hiểu khi đưa vào những yếu tố được xem là “ngoại lai” như vậy có thể gây hại hơn là hữu ích cho cơ thể.
Đáng nói hơn, việc bổ sung này sẽ khiến cho cơ quan sản sinh bộ hormone tự nhiên của cơ thể là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị “ngủ quên” do nhận thức sai lệch về tình trạng “no ảo” các hormone này. Việc bổ sung theo cách ngoại sinh khiến hoạt động của hệ trục yếu dần và tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng.
Việc bổ sung theo cách ngoại sinh khiến hoạt động của hệ trục yếu dần và tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng.
Tiến sĩ Thu Hà cho biết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hay thừa một hormone nào cũng đều để lại những hậu quả đáng ngại lên các cơ quan khác như não, tim, gan, thận…, thậm chí có thể gây ung thư. Vì thế, ngay cả các chuyên gia y tế cũng cần phải cân nhắc, xét nghiệm kỹ càng từng trường hợp rồi mới tùy vào cơ thể từng người, tùy từng loại nội tiết mà chỉ định cho phù hợp. "Chăm sóc hệ trục để cải thiện cơ thể phải được tiến hành ngay từ gốc chứ không phải chỉ chăm chăm mỗi ngọn", bác sĩ Hà nói.
Theo bà, với vai trò quan trọng của hệ trục đối với sức khoẻ, sắc đẹp và sinh lý của người phụ nữ, khoa học ngày càng chú trọng việc chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng một cách bền vững bằng các hoạt chất sinh học tự nhiên từ Lepidium Meyenii (loại thảo dược quý sinh trưởng trên núi cao Andes, Nam Mỹ), bên cạnh dinh dưỡng cân đối và vận động hợp lý.
Nghiên cứu tại Mỹ và Australia cho thấy, Lepidium Meyenii chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và nhiều sterol quý, chăm sóc toàn bộ hệ trục một cách an toàn, giúp hệ trục hoạt động tốt và tự điều chỉnh để sản xuất các hormone đúng - đủ với nhu cầu cơ thể. Đây là biện pháp giúp cơ thể phái đẹp giải quyết hiệu quả bài toán thiếu, thừa bộ nội tiết nữ ngay từ gốc để duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
Nam Sơn